Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia cho học sinh lớp 4
I.1 LÝ do chỌn đỀ tài
Môn Toán ở Tiểu học có vị trí hết sức quan trọng. Toán học với tư cách là một khoa học nghiên cứu một số mặt của thế giới thực. Một số hệ thống kiến thức cơ bản, phương pháp nhận thức rất cần thiết cho đời sống sinh hoạt và lao động. Là công cụ rất cần thiết để học các môn học khác, để tiếp tục nhận thức thế giới xung quanh và để hoạt động có hiệu quả trong thực tiễn. Khả năng giáo dục của môn toán là rất to lớn, nó có nhiều khả năng để phát triển logic, bồi dưỡng và phát triển những thao tác tư duy trí tuệ cần thiết để nhận thức thế giới thực như trừu tượng hóa, khái quát hóa, phân tích, tổng hợp, so sánh, dự đoán, chứng minh và bác bỏ. Nó có vai trò to lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quết vấn đề có cơ sở khoa học toàn diện và chính xác, có nhiều tác dụng trong việc phát triển trí thông minh, tư duy độc lập linh hoạt, sáng tạo trong việc hình thành, rèn luyện nề nếp, phong cách và tác phong làm việc khoa học, cẩn thận rất cần thiết cho mọi hoạt động của con người.. Góp phần giáo dục ý chí và những đức tính cần cù, nhẫn nại, ý thức vượt khó khăn.
Mặt khác, một trong những yêu cầu cơ bản về kiến thức và kỹ năng của môn toán ở Tiểu học là học sinh biết thực hiện các phép tính cộng trừ, nhân, chia số tự nhiên, phân số, số thập phân. Với yêu cầu đó thì học sinh thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân không mấy khó khăn. Riêng đối với phép tính chia và đặc biệt đối với phép chia cho số có hai, ba chữ số (đối với học sinh lớp 4). Qua thực tiễn dạy học, những năm qua tôi thấy các em thường gặp rất nhiều khó khăn. Chất lượng làm bài thường thấp hơn nhiều so với làm ba phép tính nói trên bởi lẽ các em dễ thuộc, dễ nhớ bảng cộng, trừ và bảng nhân hơn so với bảng chia. Đặc biệt các em thường lúng túng trong khâu ước lượng tìm thương qua các lần chia, trong việc tìm số dư. Với lý do đó tôi quyết định chọn đề tài “Rèn luyện kỹ năng thực hiện phép chia cho học sinh lớp 4”.
2/ Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.
Kỹ năng thực hiện phép chia ở học sinh lớp 4 trong thực tế còn nhiều hạn chế hơn so với các phép tính cộng, trừ và phép nhân. Cụ thể là các em gặp nhiều khó khăn trong khâu ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia ước lượng (tính) xem số bị chia gấp mấy lần số chia rất chậm, không đảm bảo tốc độ thời gian
Trên cơ sở đó tôi đã tìm hiểu qua một số câu hỏi điều tra sau:
Câu 1: Trong 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia em thấy phép tính nào khó nhất
TSHS | Số em chọn phép cộng | Số em chọn phép trừ | Số em chọn phép nhân | Số em chọn phép chia | ||||
SL | % | SL | % | SL | SL | % | ||
25
|
0 |
0% |
0 |
0% |
0 |
0%
|
25 |
100% |
Qua kết quả trên, tôi thấy có 100%học sinh được hỏi cho rằng phép chia là phép tính khó nhất
Câu 2: Nếu có quyết định bỏ phép chia em thấy thế nào?
Vui sướng: 07 em
Bình thường: 14 em
Buồn: 04 em
Qua kết quả trên tôi thấy có 07 em muốn bỏ phép chia.
Câu 3: Khi thực hiện phép chia, em thấy khó ở khâu nào?
Tìm thương ở mỗi lần chia: 20 em
Tìm số dư qua mỗi lần chia: 05 em
Câu 4: Trong các bảng cộng, trừ, nhân, chia em thấy bảng nào khó thuộc nhất?
TSHS | Số em chọn bảng cộng | Số em chọn bảng trừ | Số em chọn bảng nhân | Số em chọn bảng chia | ||||
SL | % | SL | % | SL | SL | % | ||
25
|
0 |
0% |
0 |
0% |
0 |
0%
|
25 |
100% |
Qua kết quả trên tôi thấy 100%học sinh thấy bảng chia khó thuộc nhất.
Câu 5: Em có thường xuyên ôn luyện bảng chia không?
Thường xuyên: 10 em
Đôi khi: 8 em
Không khi nào: 07 em
Qua kết quả trên tôi thấy có 07 em không khi nào ôn luyện bảng chia cho dù bảng chia khó thuộc
Câu 6: Sau khi làm sai bài tập, em có tự mình làm lại bài đó ở lớp hoặc ở nhà không?
Thường xuyên: 10 em
Đôi khi: 05 em
Không làm lại: 10 em
Qua kết quả trên tôi thấy có 10 học sinh không tự làm lại bài
Câu 7: Em có thường xuyên trao đổi với bạn về kỹ năng thực hiện phép chia không? Thường xuyên : 06 em
Đôi khi: 12 em
Chưa bao giờ; 07 em
Qua kết quả trên tôi thấy có 07 em chưa thường xuyên trao đổi với bạn về kỹ năng thực hiện phép chia
Câu 8: Em có thường xuyên làm hết bài tập ở nhà không ?
Thường xuyên: 17 em
Đôi khi: 03 em
Chưa bao giờ: 05 em
Câu 9: (Dành cho giáo viên: Tôi đã tham khảo, trao đổi với những đồng nghiệp đã dạy các lớp 4&5) Bạn thường sử dụng những phương pháp nào để hướng dẫn phép chia cho học sinh?
Số GV được hỏi | Hướng dẫn như SGK | Hướng dẫn như SGK có tham khảo thêm SGV | Ngoài cách HD thông thường hiện hành còn sử dụng thêm phương pháp HD nào không? | |||
Số lượng | % | Số lượng | % | Số lượng | % | |
06 |
01 |
17 % |
05 |
82 % |
0 |
0 %
|
Qua quá trình điều tra, nghiên cứu tìm hiểu, phân tích tôi xin đề xuất một số biện pháp sau đây
Biện pháp 1: Giáo viên phải làm cho học sinh thấy rõ tầm quan trọng của phép chia là không thể thiếu được trong 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia Cũng như không thể thiếu được trong ứng dụng thực tế cuộc sống và khoa học
Biện pháp 2: Khơi dậy hứng thú đối với môn toán nói chung và các phép tính nói riêng. Các em cảm thấy thoải mái, không quá khó nếu các em chú ý nghe giảng và tự giác suy nghĩ cố gắng học tập
Biện pháp 3: Giáo viên phải tìm phương pháp mới trong quá trình hình thành kỹ năng thực hiện phép chia, chú ý đến các phương pháp phù hợp với cả ba đối tượng học sinh khá giỏi, trung bình, yếu. Đối với học sinh từ trung bình yếu và học sinh yếu nếu không trừ nhẩm được hoặc hay nhẩm sai thì cho các em tính tích của tương với số trừ rồi trừ để tìm số dư
Biện pháp 4: Giáo viên phải quan tâm, động viên kịp thời những em tiếp thu bài chậm, có hạn chế trong học tập để các em cảm thấy cần cố gắng để không phụ lòng mong mỏi của bố mẹ, thầy cô
Biện pháp 5: Giáo viên cần thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh học sinh để phối hợp trong việc bù chỗ trống trong lỗ hổng kiến thức của các em, cùng bàn biện pháp giảng dạy , giáo dục phù hợp
Biện pháp 6:
Động viên, khích lệ giúp các em tự tin trước lớp đồng thời bố trí các em học khá, giỏi ngồi cạnh em học yếu để các em giúp đỡ, học hỏi lẫn nhau bởi lẽ chúng ta đều biết “Học thầy không tày học bạn” đó cũng là một trong những nội dung của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Biện pháp 7:
Hướng dẫn học sinh kỹ năng thực hiện phép chia theo phương pháp mới
Ví dụ cụ thể:
Ví dụ 1: Chia cho số có một chữ số: Toán 4 (Trang 77)
128472 : 6 = ?
Thông thường cách hướng dẫn như sau:
Đặt tính và tính từ trái sang phải . Mỗi lần chia đều tính theo ba bướ: chia, nhân, trừ nhẩm.
Lần 1; * 12 chia 6 được 2 , viết 2 : 128472 6
2 nhân 6 bằng 12: 0 2
12 trừ 12 bằng 0 , viết 0
Lần 2: * Hạ 8 : 8 chia 6 được 1 , viết 1 128472 6
1 nhân 6 bằng 6 08 21
8 trừ 6 bằng 2 , viết 2 2
Lần 3: * Hạ 4 ,được 24 : 24 chia 6 được 4, viết 4 . 128472 6
4 nhân 6 bằng 24 : 08 214
24 trừ 24 bằng 0 , viết 0 24
0
Lần 4: * Hạ 7 : 7 chia 6 được 1 , viết 1 :
1 nhân 6 bằng 6 128472 6
7 trừ 6 bằng 1 , viết 1 08 2141
24
07
1
Lần 5: Hạ 2 ,Được 12 : 12 chia 6 được 2 , viết 2 128472 6
2 nhân 6 bằng 12 08 21412
12 trừ 12 bằng 0 , viết 0 24
07
12
0
HS ghi: 128472: 6 = 21412
Ví dụ 2: Chia cho số có hai chữ số:
10105:43 = ? Thông thường cách hướng dẫn như sau
Chia theo thứ tự từ trái sang phải
* Lần 1: 101chia 43được 2,viết 2; 10105 43
15 2
2 nhân 3 bằng 6 ;11 trừ 6 bằng 5 ,viết 5 nhớ 1 ;
2 nhân 4 bằng 8 thêm 1 bằng 9
10 trừ 9 bằng 1 ,viết 1
* Lần 2: hạ o được 150 ; 150 chia 43 được 3 viết 3 10105 43
3 nhân 3 bằng 9 ;10 trừ 9 bằng 1 ,viết 1 nhớ 1 150 23
3 nhân 4 bằng 12 thêm 1 bằng 13 21
15 trừ 13 bằng 2 ,viết 2
*Lần 3 : Hạ 5 ,được 215 ; 215: 43 được 5 ,viết 5 10105 43
5 nhân 3 bằng 15 ,15 trừ 15 bằng o ,viết 0 nhớ 1 150 235
5 nhân 4 bằng 20 ,thêm 1 bằng 21 215
21 trừ 21 bằng 0 , viết 0
Ví dụ 3: Chia cho số có ba chữ số
1944 : 162 = ?
Thông thường cách hướng dẫn như sau
Đặt tình và chia theo thứ tự từ trái sang phải
Lần 1: * 194 chia 162 được 1 , viết 1 1944 162
1 nhân 2 bằng 2: 4 trừ 2 bằng 2 . viết 2 032 1
1 nhân 6 bằng 6: 9 trừ 6 bằng 3, viết 3
1 nhân 1 bằng 1 : 1 trừ 1 bằng 0, viết 0
Lần 2: * Hạ 4 được 324 : 324 chia 162 được 2 , viết 2 1944 162
2 nhân 2 bằng 4 : 4 trừ 4 bằng 0, viết 0 324 12
2 nhân 6 bằng 12 : 12 trừ 12 bằng 0, viết nhớ 1 000
2 nhân 1 bằng 2 : thêm 1 bằng 3 : 3 trừ 3 bằng 0, viết 0
Với cách hướng dẫn như trên việc ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia rất chậm vì các em, đặc biệt là đối với học sinh yếu ít thuộc bảng chia, nhớ bảng chia chậm hơn nhiều so với các bảng cộng, trừ và bảng nhân và với cách hướng dẫn thông thường như thế thì chỉ những em trung bình khá trở lên mới làm đúng bài tập và đạt tốc độ thời gian. Trước thực tế đó, đối với học sinh yếu, tôi đã hướng dẫn các em: Lần chia thứ nhất : 194 chia 162 tức là chia số có 3 chữ số cho số có 3 chữ số các em có thể chỉ ước hàng trăm chia cho nhau cụ thể là 1chia 1 bằng 1. Lần chia thứ 2:có thể lấy 3 chia cho 1 được 3 nhưng vì 162 x 3 = 486, mà 486 > 162 nên phải bớt đi 1 đơn vị ở thương vừa tìm chỉ còn 2 . Hoặc bằng cách làm tròn số là 324 chia cho 162 thành 300 chia 150 được 2 . Ngoài ra ta có thể vận dụng mối quan hệ giữa bảng cộng và bảng trừ; bảng nhân và bảng chia. Thực ra phép nhân và phép chia, phép cộng và phép trừ là hai phép tính ngược nhau bởi thế mà ta dùng phép nhân để thử lại phép chia.
Thay bằng việc hướng dẫn như trên tôi đã hướng dẫn như sau:
Ở ví dụ 2: Giáo viên nhắc để các em nắm ở lần chia thứ nhất cho phép chúng ta lấy số chữ số đủ để chia có tương lớn hơn 0. Còn các lần chia còn lại mỗi lần chỉ hạ được 1 chữ số để thực hiện các lần chia. Nếu ở các lần chia, số bị chia nhỏ hơn số chia thì thương bằng 0.
* Lần 1: 101 chia 43 được mấy? Các em phải nhẩm xem 101 gấp mấy lần 43, nhẩm nhanh 10 chia 4 để tìm thương là 2 dư 2, do việc nhớ bảng chia chậm nên tôi đã gợi ý cho các em là có thể nhẩm xem ở thương là mấy để nhân với 4 bằng 10 hoặc gần bằng 10. Các em tìm ra ngay 2 nhân 4 bằng 8. 2 nhân 3 bằng 6; 11 trừ 6 bằng 5; viết 5 nhớ 1; 2 nhân 4 bằng 8 nhớ 1 bằng 9; 10 trừ 9 bằng 1. Lần chia thứ nhất có thương là 2 và dư 15.
* Lần 2: Tương tự tôi hướng dẫn: 150 chia 43: nhẩm nhanh xem thương sẽ là mấy để nhân với 4 bằng hoặc gần bằng 15 (bắt buộc số dư phải nhỏ hơn số chia. Các em tìm ra ngay thương là 3, dư 21
* Lần 3: hạ 5, 215 chia 43 hướng dẫn các em ước lượng mấy nhân 4 bằng 20 hoặc gần bằng 20. Với bảng nhân 4 học sinh yếu cũng sẽ tìm được thương là 5. Dạng của bài này, cả 3 lần chia đều là hoặc gần bằng số được tạo thành từ 2 chữ số đứng trước ở số bị chia trong mỗi lần chia.
* Các bước trừ nhẩm để tìm số dư ở mỗi lần chia hướng dẫn theo cách thông thường ở SGK. Riêng đối với học sinh yếu có thể cho các em nhân tích của thương với số chia, viết dưới số bị chia rồi trừ để tìm số dư qua mỗi lần chia.
Ví dụ SGK Toán 4 (Trang 83)
26345 : 35 = ?
Sách giáo khoa hướng dẫn theo các bước sau (chia theo thứ tự từ trái sang phải)
Lần 1: 263 chia 35 được 7 viết 7. 26345 35
7 nhân 5 bằng 35;43 trừ 35 bằng 8, viết 8 nhớ 4. 18 7
7 nhân 3 bằng 21; thêm 4 bằng 25; 26 trừ 25 bằng 1 viết 1 nhớ 1.
Lần 2: Hạ 4 được 184; 184 chia 35 được 5; viết 5. 26345 35
5 nhân 5 bằng 25; 34 trừ 25 bằng 9 viết 9 nhớ 3. 184 75
5 nhân 3 bằng 15, thêm 3 bằng 18; 18 trừ 18 bằng 0 viết 0. 09
Lần 3: Hạ 5 được 95; 95 chia 35 được 2 viết 2. 26345 35
2 nhân 5 bằng 10; 15 trừ 10 bàng 5; viết 5 nhớ 1. 184 752
2 nhân 3 bằng 6 thêm 1 bằng 7; 9 trừ 7 bằng 2 viết 2 09
Vậy: 26345 : 35 = 752 dư 25 25
Ở ví dụ này, đối tượng học sinh yếu tôi hướng dẫn thêm như sau:
Lần 1:
263 chia 35 (nhẩm thương là mấy nhân với 3 để
26345 35 gần bằng 26 có em sẽ nhẩm thương là 8. Sau đó các 245 7
18 em nhân 8 x 35 = 270 ; 270 lớn hơn 263. trường hợp
này giáo viên hướng dẫn các em phải bớt đi 1 đơn vị
ở thương. Vậy thương chỉ có thể là 7 dư 18.
Lần 2: Hạ 4 được 184 chia 35. Tương tự nhẩm: 26345 35
Thương là mấy để nhân với 35 bằng hoặc 184 75
gần bằng 184 (nhẩm 3 x 13 < 18) 175
các em sẽ nhẩm được 5 dư 9. 09
Lần 3: Hạ 5 được 95; 95 chia 35 bằng 2 dư 25.
26345 35
245 752
184
175
095
70
25
III.1 Kết luận
Với cơ sở lý luận và thực tiễn về kỹ năng thực hiện phép chia cho ở học sinh lớp 4. Tôi đã đưa ra đề tài này, Qua quá trình điều tra và phân tích các yếu tố, mức độ ảnh hưởng đến kỹ năng thực hiện phép chia cho học sinh. Kỹ năng này thực sự còn là vấn đề mà ta cần suy nghĩ nghiêm túc. Chất lượng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân chủ quan là do một số giáo viên chưa chú trọng đặc biệt đến những khó khăn trong quá trình thực hiện phép chia ở học sinh để tìm ra phương pháp sáng tạo phù hợp từng đối tượng học sinh. Do học sinh chưa thực sự cố gắng, tự giác trong học tập
Những lỗi, những khó khăn hạn chế mà học sinh mắc phải hoàn toàn có thể khắc phục được bằng tấm lòng tận tụy của người thầy, bằng các phương pháp dạy học sáng tạo, dễ hiểu, phù hợp từng đối tượng học sinh; bằng sự nỗ lực của mỗi học sinh; bằng sự quan tâm, kết hợp chặt chẽ từ phía gia đình học sinh.
Với nội dung của đề tài này có thể áp dụng và nhân rộng trong các tiết dạy toán ở các lớp 3,4,5. Đặc biệt có hiệu quả đối với học sinh yếu. Với các tiết dạy thực hiện phép chia cho 1, 2, 3 chữ số. Riêng đối với lớp 5 trong phép chia số thập phân, giáo viên cần lưu ý học sinh cách xử lý dấu phẩy còn các bước chia, cách ước lượng tìm thương qua mỗi lần chia hoàn toàn có thể áp dụng như đề tài này sẽ giúp các em làm bài tốt hơn, góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy và giáo dục.
Để hoàn thành sáng kiến này, tài liệu tham khảo hạn chế, kinh nghiệm chưa nhiều nên tôi không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong các bạn đồng nghiệp góp ý để sáng kiến của tôi thực sự bổ ích cho tôi, cho bạn và cho tất cả chúng ta .