SKKN lớp 3 Biện pháp nâng cao kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 3 trong dạy học theo phát triển phẩm chất năng lực

I/PHẦN MỞ ĐẦU

I.1. Lý do chọn đề tài:

Trong hệ thống giáo dục, bậc tiểu học là bậc học nền tảng xây dựng sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh có thể hòa nhập với xã hội và tiếp tục học lên các bậc học tiếp theo cao hơn.

Môn Tiếng việt là môn học công cụ, giữ vị trí là môn học trung tâm ở tiểu học. Môn Tiếng Việt có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong 4 dạng hoạt động, tương ứng với chúng là 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết.

Phần môn Tập đọc có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình tiểu học vì nó trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên với mỗi người đi học. Đầu tiên học sinh phải học đọc, sau đó các em phải đọc để học. Đọc là công cụ để học tập các môn học khác. Đọc tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời. Nó là khả năng không thể thiếu được của con người trong thời đại văn minh. Chính vì vậy, trường tiểu học có nhiệm vụ dạy đọc có kế hoạch và có hệ thống. Tập đọc với tư cách là một phân môn của môn Tiếng Việt ở Tiểu học có nhiệm vụ quan trọng nhất là hình thành năng lực cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kĩ năng bộ phận cũng là bốn yêu cầu chất lượng của ” đọc”: đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức ( đọc hiểu), và đọc diễn cảm. Việc đọc hiểu được sử dụng để tìm hiểu nội dung bài mới. Rèn đọc hiểu giúp nâng cao năng lực tư duy của học sinh, từ đó các em tự chiếm lĩnh kiến thức mới và vận dụng kiến thức đó theo năng lực của bản thân.

Thực tế trong các trường Tiểu học hiện nay, việc dạy học đọc hiểu trong phân môn Tập đọc trên cả hai đối tượng giáo viên và học sinh còn hạn chế. Học sinh đọc chưa đáp ứng yêu cầu việc hình thành kĩ năng đọc. Các em chưa nắm được công cụ hữu hiệu để lĩnh hội tri thức, tư tưởng, tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản được đọc. Giáo viên rất lúng túng khi dạy Tập đọc, có giáo viên cũng có những cách hiểu và giải thích chưa đúng về các bài đọc ở Tiểu học. Trong sự phát triển chung của giáo dục cần có sự thay đổi cải tiến của môn Tiếng việt nói chung và phân môn Tập đọc nói riêng về cả nội dung cũng như phương pháp dạy học. Cần xây dựng mục tiêu của môn học theo mức độ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với tâm sinh lý đang phát triển của học sinh tiểu học. Tuy vậy vẫn còn không ít những hạn chế vướng mắc trong quá trình dạy và học. Một trong những vấn đề tôi quan tâm trong giảng dạy đó là kĩ năng đọc hiểu của học sinh tiểu học. Bởi vì đọc hiểu cũng là một kĩ năng vô cùng cần thiết giúp học sinh hiểu bài để từ đó học sinh yêu thích học môn học này. Chính vì những lí do trên, tối tiến hành nghiên cứu đề tài: “Biện pháp nâng cao kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 3 trong dạy học theo phát triển phẩm chất năng lực”.    

I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.

* Mục tiêu

Khảo sát, đánh giá thực trạng học phân môn Tập đọc lớp 3 của học sinh nhằm đưa ra một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc hiểu trong các giờ học phân môn Tập đọc. Qua đó kết quả nghiên cứu của đề tài còn hướng đến nâng cao hiệu quả dạy học phân môn tập đọc ở lớp 3 nói riêng và ở tiểu học nói chung.

* Nhiệm vụ của đề tài

Tìm ra giải pháp mới và thực hành áp dụng rồi kiểm tra đánh giá kết quả trên học sinh

– Các phương pháp biện pháp nghiên cứu phải đảm bảo tính khoa học

– Đề tài có tính ứng dụng thực tiến phù hợp với đối tượng nghiên cứu.

I.3. Đối tượng nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 3 tại Trường Tiểu học …………….. xã ……………..- ……………..- ………………

Tìm hiểu biện pháp nâng cao kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 3 trong dạy học phân môn Tập đọc

Sách giáo khoa và sách giáo viên Tiếng việt 3.

Các tài liệu về chuyên môn. Tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học ở tiểu học

I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:

Không gian nghiên cứu: Lớp 3,Trường Tiểu học …………….. xã ……………..- ……………..- ………………

I.5. Phương pháp nghiên cứu:

Trong đề tài này chúng tôi sử dụng phương pháp:

 – Phân tích tài liệu: Phân tích nguồn tài liệu, sách báo về biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu. Nghiên cứu phân tích, tổng hợp và rút ra những vấn đề lí luận cần thiết cho đề tài.

   – Phương pháp quan sát: Dự giờ, quan sát tình hình dạy của giáo viên và học của học sinh trong các tiết Tập đọc.

  – Trao đổi với giáo viên và học sinh để làm sáng tỏ những nội dung liên quan đến việc dạy học phân môn Tập đọc nói chung và nội dung đọc hiểu nói riêng.

  – Phương pháp dạy thực nghiệm: Vận dụng vào một số bài dạy trong chương trình sách giáo khoa phân môn Tập đọc lớp 3 trên cơ sở đó kiểm nghiệm tính đúng đắn và hiệu quả của biện pháp.

 

PHẦN NỘI DUNG

II.1/Cơ sở lý luận:

* Kĩ năng:

Có nhiều định nghĩa khác nhau về kĩ năng, những định nghĩa này thường bắt nguồn từ góc nhìn chuyên môn và quan niệm cá nhân của người viết. Tuy nhiên hầu hết chúng ta đều thừa nhận rằng kĩ năng được hình thành khi chúng ta áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Kĩ năng học được do quá trình lặp đi lặp lại một hoặc một nhóm hành động nhất đinh nào đó. Kĩ năng luôn có chủ đích và định hướng rõ ràng. Vậy kĩ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi.

*Kĩ năng đọc:

     Đọc được xem như là một hoạt động gồm hai mặt có quan hệ mật thiết với nhau là việc sử dụng một bộ mã gồm hai phương diện: một mặt, đó là quá trình vận động của mắt, sử dụng bộ mã chữ – âm để phát ra một cách trung thành những dòng văn tự ghi lại lời nói âm thanh. Thứ hai, đó là sự vận động của tư tưởng, tình cảm, sử dụng bộ mã chữ – nghĩa, tức là mối quan hệ giữa các con chữ và ý tưởng, các khái niệm chứa đựng bên trong để nhớ và hiểu cho được nội dung những gì được đọc.

     Đọc bao gồm những yếu tố như tiếp nhận bằng mắt, hoạt động của các cơ quan phát âm, các cơ quan thính giác và thông hiểu những gì được đọc. Càng ngày những yếu tố này càng gần nhau hơn, tác động đến nhau nhiều hơn. Nhiệm vụ cuối cùng này là quá trình đọc, đó là điểm phân biệt giữa người mới biết đọc và người đọc thành thạo. Càng có khả năng tổng hợp các mặt trên bao nhiêu thì việc đọc càng hoàn thiện, càng chính xác và biểu cảm bấy nhiêu.

     Dễ dàng nhận thấy rằng thuật ngữ ” đọc” được sử dụng nhiều trong nhiều định nghĩa: Theo nghĩa hẹp, việc hình thành kĩ năng đọc trùng với nắm kĩ thuật đọc( tức là việc chuyển dạng thức chữ viết của từ thành âm thanh). Đọc được hiểu kĩ thuật đọc cộng với sự thông hiểu điều được đọc ( không chỉ hiểu nghĩa của những từ riêng lẻ mà còn hiểu cả câu, cả bài).

*Kĩ năng đọc hiểu:

Đọc hiểu là một cách đọc phân tích, đọc hiểu là một hoạt động có tính chất quá trình rất rõ vì nó gồm nhiều hành động được trải ra theo tuyến tính thời gian:

– Hành động đầu tiên của quá trình đọc hiểu là hành động nhận diện ngôn ngữ văn bản, gồm:

+  Kĩ năng nhận diện từ mới và phát hiện các từ quan trọng (từ chìa khóa) trong văn bản.

+  Kĩ năng nhận ra các câu khó hiểu, các câu quan trọng.

+ Kĩ năng  nhận ra các đoạn của văn bản.

+ Kĩ năng nhận ra đề tài văn bản, gồm: Kĩ năng quan sát tên bài, chú ý dựa vào tên bài, các hình vẽ minh họa, sơ đồ để phỏn đoán về nội dung văn bản và  kĩ năng  phán đoán nội dung bài học dựa vào kiến thức vốn có về chủ đề.

–  Kĩ năng làm rõ nghĩa, gồm:

+  Kĩ năng làm rõ nghĩa từ: bằng ngữ cảnh, bằng trực quan, bằng đồng nghĩa…

+ Kĩ năng làm rõ nội dung thông báo của câu.

+ Kĩ năng làm rõ đoạn.

+ Kĩ năng làm rõ ý chính của văn bản

+ Kĩ năng làm rõ mục đích của người viết gửi vào văn bản, kĩ năng nhận biết những ấn  của ý tác giả.

–  Kĩ năng  hồi đáp bao gồm:

+ Kĩ năng  đánh giá tính đúng đắn  của nội dung văn bản.

+ Kĩ năng  đánh giá tính đầy đủ của văn bản.

+ Kĩ năng  đánh giá nguyên nhân, hiệu quả của văn bản.

+ Kĩ năng  đánh giá tính cập nhật của nội dung văn bản.

+ Kĩ năng  đánh giá tính hấp dẫn, thuyết phục của nội dung văn bản.

+ Kĩ năng  liên hệ của cá nhân sau khi tiếp nhận văn bản.

* Tác dụng, ý nghĩa của việc đọc hiểu

     Như ta đã biết, đọc không chỉ là sự “đánh vần” lên thành tiếng theo đúng các kí hiệu chữ viết mà quan trọng hơn, đọc còn là một quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì được đọc. Đọc thành tiếng không thể tách rời với việc hiểu những gì được đọc.

     Chỉ khi biết cách hiểu, hiểu sâu sắc, thấu đáo các văn bản được đọc thì học sinh mới có công cụ hữu hiệu để lĩnh hội những tri thức, tư tưởng, tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản, có công cụ để lĩnh hội tri thức khi học các môn khác trong nhà trường.

     Chính nhờ biết cách đọc hiểu văn bản mà học sinh dần dần có khả năng đọc rộng đề tự học, tự bồi dưỡng kiến thức về cuộc sống, từ đó hình thành thói quen, hứng thú với việc đọc sách, với việc tự học thường xuyên. Các tài liệu dạy học của nước ngoài cũng nhấn mạnh sự thông hiểu trong khi đọc. ” Đọc là hiểu nghĩa chữ in” và đề lên thành nguyên tắc phải cho trẻ hiểu những từ trẻ đang học đọc, xem việc hiểu những gì được đọc là động cơ, cái tạo nên hứng thú, tạo nên động cơ đọc cho học sinh.

   Ngay ở giai đoạn đầu lớp 1, khi mục đích chính của của dạy học là dạy kĩ thuật đọc, chú trọng mặt phân giải âm thanh của tiếng, cũng vẫn phải chú ý đến việc chọn ngữ liệu để đọc âm, vần, thanh sao cho việc dạy chữ gắn với việc dạy nghĩa. Vì vậy, nên hạn chế tối đa việc đưa những ví dụ ghép âm, vần tạo thành những âm tiết không có nghĩa, hoặc không dùng phổ biến.

   Đích cuối cùng của dạy đọc là dạy cho học sinh có kĩ năng làm việc với văn bản, chiếm lĩnh được văn bản. Biết đọc cũng là biết tiếp nhận, xử lí thông tin. Chính vì vậy dạy đọc hiểu có vai trò đặc biệt trong dạy Tập đọc nói riêng, trong dạy học ở Tiểu học nói chung.

Đọc hiểu là một hoạt động có tính quá trình rất rõ vì nó gồm nhiều hành động được trải ra theo tuyến tính thời gian:

– Hành động đầu tiên của quá trình đọc hiểu là hành động nhận diện ngôn ngữ của văn bản tức là nhận đủ các tín hiệu ngôn ngữ mà người viết dùng để tạo ra văn bản.

– Hành động tiếp theo là hành động làm rõ nghĩa của các chuối tín hiệu ngôn ngữ ( nội dung của văn bản và ý đồ tác động của người viết đến người đọc )

– hành động cuối cùng là hành động hồi đáp lại ý kiến của người viết nêu trong văn bản.

II.2/ Thực trạng:

 a/ Thuận lợi- Khó khăn:

    * Thuận lợi:  

– Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao từ ban giám hiệu, đến sự giúp đỡ của đồng nghiệp trong nhà trường . 

– Được học tập và tiếp thu kĩ nội dung chương trình và phương pháp dạy học mới; đội ngũ giáo viên trong trường yêu nghề, nhiệt tình trong công tác, thường xuyên, dự giờ, trao đổi, rút kinh nghiệm nhằm cải tiến phương pháp để nâng cao chất lượng dạy học.

– Chương trình sách giáo khoa gồm các bài tập đọc đa dạng về thể loại, phong phú về nội dung, được bố trí phù hợp theo chủ điểm. Về phương pháp dạy học mới, chú trọng về rèn đọc hơn ở phương pháp dạy học cũ, có yêu cầu đạt chuẩn kiến thức kĩ năng của từng bài học rõ ràng giúp việc chỉ đạo giáo viên tiến hành các tiết dạy một cách logic, nhẹ nhàng và hiệu quả.

– Đội Thiếu Niên Tiền Phong đã phối hợp với giáo viên cho các em đọc báo Măng non, tạo cơ hội cho các em được tăng thời lượng và thể hiện kĩ năng đọc hiểu của mình trước lớp.  

– Một số ít học sinh đã hiểu được yêu cầu đọc hiểu và biết học đọc có ý thức, ham thích đọc truyện để hiểu được nội dung câu chuyện. Đặc biệt, có một số em có chất giọng đọc tốt còn thể hiện được giọng của các câu chuyện và các bài thơ.

– Các dự án đã quan tâm cung cấp các loại sách dành cho đối tượng học sinh miền núi vùng sâu, vùng xa. Thư viện nhà trường từng bước cũng góp phần không nhỏ vào bổ trợ rèn kĩ năng đọc cho các em bằng cách cho học sinh  mượn sách truyện đọc, sách tham khảo để các em thường xuyên được đọc sách để giúp các em hiểu được nhiều hơn ngoài các bài trong nội dung chương trình.

   * Khó khăn  

Phương tiện dạy học và đồ dùng chưa phong phú đa dạng, nên chưa hấp dẫn học sinh một cách tuyệt đối trong việc tập trung về kĩ năng đọc hiểu.

Một số giáo viên còn coi nhẹ việc rèn các kĩ năng đọc hiểu cho các em, chỉ dừng lại ở yêu cầu học sinh đọc thành tiếng to là được.

Số đông học sinh dân tộc thường phát âm sai do lỗi cơ bản là chất giọng vùng miền. Phụ huynh là người đồng bào dân tộc thiểu số hầu như không có tác động gì đến việc học đọc hiểu của các em vì nhiều lí do : bản thân họ sử dụng tiếng việt còn chưa chính xác, phát âm sai lỗi nhiều, quan niệm chăm sóc và giáo dục con cái của họ cũng hạn chế. Kĩ năng đọc hiểu của các em còn hạn chế, đọc chỉ mang tính phát âm mà thôi.

 b/ Thành công – Hạn chế

* Thành công:

Trước những khó khăn thuận lợi đã xác định trên, tôi đã hạ quyết tâm làm mọi cách để mang lại hiệu quả là nâng cao chất lượng giờ dạy phân môn Tập đọc nói chung, kĩ năng đọc hiểu nói riêng cho các em. Có như vậy mới giúp các em hiểu được văn học ở trẻ em rất giàu tính sáng tạo, sự sáng tạo này bởi tính hồn nhiên, ngây thơ, ngộ nghĩnh của trẻ em. Nhiều em thích được đọc, hứng thú khi được tìm hiểu nhân vật, nhập vai vào các nhân vật được tìm hiểu. Có em còn có những phát hiện rất thông minh và khá lí thú khi giáo viên cho phép tự tìm định hướng, cách giải quyết của riêng mình, bắt đầu từ gợi mở: ” Nếu em là… em sẽ làm gì? Làm như thế nào? “. , tự tin để hòa nhập và học tập tốt hơn.

      Để nâng cao chất lượng đọc hiểu cho học sinh, tôi xác định trước tiên giáo viên chủ nhiệm phải rèn phát âm đúng, biết nghỉ hơi sau dấu câu, thì mới trả lời được các câu hỏi về nội dung bài và mới nắm được nội dung bài. Trong quá trình nghiên cứu và đã thực hiện tôi thấy các em đã thích thú học, và mạnh dạn hơn do vậy các em đã có sự tiến bộ rõ rệt.

* Hạn chế:

    Tuy vậy nhìn chung kĩ năng đọc hiểu vẫn chưa được cao. Một số em quá lệ thuộc vào văn bản, thường chỉ diến tả từng câu chữ của bài văn, bài thơ khi trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài, thiếu tính sáng tạo, nhiều em trả lời sai hoặc có cách hiểu sai về văn bản được đọc

 c/ Mặt mạnh- Mặt yếu

        * Mặt mạnh :

 – Nhìn chung giáo viên giàu lòng nhiệt tình, say mê công việc và làm việc với tinh thần trách nhiệm cao. Sau mỗi giờ Tập đọc, mỗi một giáo viên đều băn khoăn, trăn trở chung là làm thế nào để chất lượng đọc của học sinh ngày càng nâng cao. Đa số giáo viên có chất giọng đọc tốt, kiến thức vững vàng có khả năng biểu đạt tình cảm qua giọng đọc. Giáo viên đã trải qua nhiều năm giảng dạy lớp 3, có kinh nghiệm rèn đọc nói chung và kĩ năng rèn đọc hiểu nói riêng. Có giáo viên có ý thức, chú ý luyện tập để có ngôn ngữ chuẩn trong sáng.

– Qua điều tra tôi nhận thấy: Hầu hết các em học sinh  đều yêu  thích học Tập đọc. Các em biết được tầm quan trọng của việc học tập đọc đó là để có thể biết chữ và học tốt các môn khác, để đọc được nhiều sách báo, có thể giao tiếp với các bạn. Giáo viên áp dụng nhiều phương pháp dạy học đa dạng và phong phú, được quan tâm của nhà trường và các tổ chức xã hội.

   * Mặt yếu:

– Sử dụng máy tính chưa thành thạo nên để soạn giảng giáo án điện tử còn phải nhờ đồng nghiệp hoặc nhờ người thân.

– Học sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, nhà xa trường học, ít có điều kiện tiếp cận với sách báo, môi trường đọc gần như chỉ bó hẹp trong việc học ở trường. Điều này làm giảm cơ hội để học sinh được thực hành, luyện tập nâng cao kĩ năng đọc.

 d/ Các nguyên nhân và yếu tố tác động…

    Việc thử nghiệm, tìm hiểu thực tiễn kết hợp với nghiên cứu tài liệu, tôi nhận thấy kinh nghiệm đọc hiểu của học sinh lớp 3 chưa đạt kết quả như mong muốn. Nguyên nhân của thực trạng trên là:

– Đối với bài đọc trong SGK bậc Tiểu học, cách thức hướng dẫn đọc còn chung, chưa cụ thể, chi tiết.

– Dù không có một văn bản nào quy định chính thức nhưng trên thực tế do khối lượng công việc liên quan phải thực hiện, thời lượng dạy cho đọc thành tiếng chiếm 1/2 tiết dạy, nếu kể cả đọc diễn cảm. Điều này đồng nghĩa rằng việc hướng dẫn tìm hiểu bài chiếm thời lượng ít trong tiết Tập đọc hiện nay. Thực tiễn dạy Tập đọc như trên cũng đã hình thành đậm nét trong nhận thức của một bộ phận đông đảo giáo viên khi cho rằng “ Dạy Tập đọc thì phải dạy học sinh đọc”. Nên bất kì tiết dạy nào thể hiện quan niệm nhấn mạnh việc đọc hiểu với  một hệ thống nhiều hoạt động đọc hiểu khác nhau ( đồng thời cũng chiếm nhiều thời lượng hơn bình thường) để giúp học sinh thông hiểu văn bản, phát triển kĩ năng đọc hiểu và hứng thú đọc hiểu đều bị nhìn nhận là “ lối dạy kì lạ”.

– Một số giáo viên trong khi dạy đọc hiểu chưa có định hướng, mục tiêu, kế hoạch rõ ràng, chưa xác định được nội dung cần hướng dẫn cho học sinh là gì.

– Một số nguyên nhân nữa không thể không kể đến là giáo viên còn hạn chế về nội dung và phương pháp dạy học kĩ năng đọc hiểu nên còn có những các hiểu và giải thích chưa đúng về một số bài đọc ở tiểu học, từ đó không hướng dẫn được cho học sinh nắm được những điều cốt yếu trong văn bản được đọc.

– Về phía học sinh do khả năng đọc và vốn sống của học sinh còn hạn chế, từ đó ảnh hưởng đến sự tiếp nhận văn học của học sinh. Vì vốn từ ngữ, vốn sống còn ít nên nhiều khi các em cắt nghĩa sai từ, các cụm từ. Thực tế một số giáo viên chỉ nêu một số câu hỏi và chờ đợi những câu trả lời đúng của học sinh mà không biết, không quan tâm đến chuyện đọc diễn ra như thế nào, học sinh làm gì và cần làm gì để có những câu trả lời. Giáo viên chỉ qua tâm đến kết quả, các nội dung kiến thức bài đọc đem lại mà không quan tâm đến phương pháp để đạt kết quả này. Vì vậy, đa số học sinh đều chưa có kĩ năng đọc hiểu tốt.

– Một số giáo viên chưa đánh giá đúng mức vai trò, vị trí và tầm quan trọng của việc dạy – học phân môn tập đọc; chưa sâu sát việc nắm bắt tâm lí của học sinh và phụ huynh ở địa bàn mình giảng dạy; công tác dân vận chưa được chú trọng.

– Ở một số tiết dạy, giáo viên chưa thể hiện sự quan tâm đúng mức đến đối tượng học sinh đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số; đặt yêu cầu chưa cao vào việc luyện phát âm đúng và đọc diễn cảm đối với học sinh dân tộc thiểu số và cuốn hút học sinh vào hoạt động này mà chỉ chú trọng vào việc đọc to, đọc đúng tốc độ.

– Học sinh vùng sâu vùng xa có vốn từ, vốn ngữ pháp tiếng việt hạn chế, do đó trong một bài đọc số lượng từ mới, các cấu trúc phức tạp là những rào cản rất lớn trong việc hiểu nội dung bài đọc của các em.

– Học sinh đọc các âm tiết, từ chưa đúng với cách phát âm chuẩn do ảnh hưởng của cách phát âm tiếng mẹ đẻ ( tiếng địa phương). Việc phát âm không đúng phát âm chuẩn dẫn đến tình trạng học sinh nhầm lẫn từ và hiểu không chính xác nội dung bài học.

 – Nguyên nhân, yếu tố chính thúc đẩy tôi nghiên cứu đề tài này là vì sự trăn trở của bản thân trong suốt những năm dạy học. Tôi  nhận thấy sự chênh lệch giữa học sinh vùng sâu vùng xa và học sinh thành thị, về nhận thức và kĩ năng đọc hiểu. Về kỹ năng sống và khả năng giao tiếp tất cả mọi mặt đều chênh lệch thế tại sao ta không tìm ra biện pháp mới để đẩy lùi khoảng cách đó.

e/ Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.

Trường tiểu học …………….. thuộc xã …………….. là một xã vùng sâu, vùng xa nơi tôi trực tiếp giảng dạy lại có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống như Ê-đê, Dao, Tày, Nùng, Thái…Đối với tổng số học sinh nói chung và học sinh dân tộc thiểu số nói riêng, việc sử dụng Tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai nên các em gặp rất nhiều khó khăn. Từ chỗ đọc sai nên các em thường hiểu sai về nội dung bài. Vì vậy khả năng sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt của các em còn gặp nhiều hạn chế. phải làm gì để việc dạy học giúp các em thêm yêu Tiếng Việt, biết sử dụng tốt Tiếng Việt để giao tiếp, hòa nhập và học tập tốt hơn. Là một người giáo viên có nhiều năm công tác trên địa bàn tôi luôn trăn trở làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường nói chung và học sinh lớp tôi chủ nhiệm nói riêng, bởi chỉ có thể học tốt môn Tiếng Việt thì mới học tốt các môn khoa học khác, với suy nghĩ này, tôi đã chọn đề tài để nghiên cứu để chất lượng giờ dạy ngày càng được nâng cao.

      Phân môn Tập đọc rèn cho học sinh các kĩ năng đọc ( đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc hiểu, đọc diễn cảm), nghe và nói. Bên cạnh đó, thông qua hệ thống bài đọc theo chủ điểm và những câu hỏi, những bài tập khai thác nội dung bài đọc, phân môn Tập đọc cung cấp cho học sinh những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội và con người, cung cấp vốn từ, vốn diễn đạt, những hiểu biết về tác phẩm văn học (như đề tài, cốt truyện, nhân vật,…) và góp phần rèn luyện nhân cách cho học sinh. Vì vậy, mỗi bài học trong phân môn Tập đọc lớp 3 cũng bào gồm những mục tiêu cụ thể như sau:

+ Phát triển các kĩ năng đọc, nghe và nói cho học sinh:

 Đọc thành tiếng:

– Phát âm đúng.

– Ngắt nghỉ hơi hợp lí.

– Cường độ đọc vừa phải ( không đọc to quá hay lí nhí).

– Tốc độ đọc vừa phải ( không ê a, ngắc ngứ hay liến thoắng), đạt yêu cầu khoảng 50 tiếng / 1 phút.

Đọc thầm và hiểu nội dung:

– Biết đọc không thành tiếng, không mấp máy môi.

– Hiểu được nghĩa của các từ ngữ trong văn cảnh ( bài đọc); nắm được nội dung của câu, đoạn hoặc bài đã đọc.

 Nghe:

 – Nghe và nắm đước cách đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài.

– Nghe – hiểu các câu hỏi và yêu cầu của thầy, cô.

– Nghe – hiểu và có khả năng nhận xét ý kiến của bạn.

Nói:

– Biết cách trao đổi với các bạn trong nhóm học tập về bài đọc.

– Biết cách trả lời các câu hỏi về bài đọc.

+ Trau dồn vốn Tiếng Việt, vốn văn học, phát triển từ duy, mở rộng sự hiểu biết của học sinh về cuộc sống, cụ thể:

– Làm giàu và tích cực hóa vốn từ, vốn diễn đạt.

– Bồi dưỡng vốn văn học ban đầu, mở rộng hiểu biết về cuộc sống, hình thành một số kĩ năng phục vụ đời sống và việc học tập của bản thân ( như khai lí lịch đơn giản, đọc thời khóa biểu, tra và lập mục sách, nhận và gọi điện thoại,…).

 – Phát triển một số thao tác tư duy cơ bản (phân tích, tổng hợp, phán đoán,…).

     + Bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và tâm hồn lành mạnh, trong sáng; tình yêu cái đẹp, cái thiện và thái độ ứng xử đúng mực trong cuộc sống; hứng thú đọc sách và yêu thích Tiếng Việt, cụ thể:

– Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, kính trọng, biết ơn và tránh nhiệm đối với ông bà, cha mẹ, thầy cô; yêu trường lớp; đoàn kết, giúp đỡ bạn bè; vị tha, nhân hậu.

– Xây dựng ý thức và năng lực thực hiện những phép xã giao tối thiểu.

– Từ những mẩu chuyện, bài văn, bài thơ hấp dẫn trong sách giáo khoa, hình thành lòng ham muốn đọc sách, khả năng cảm thụ văn bản văn học, cảm thụ vẻ đẹp của Tiếng Việt và tình yêu Tiếng Việt.

     Khi học mỗi bài học môn Tiếng Việt, học sinh không những phải học tập để đạt được mục tiêu của bài mà còn phải học tập để đạt mục tiêu tăng cường vốn Tiếng Việt sao cho Tiếng Việt có thể là một công cụ giúp các em tiếp thu bài học và tham gia giao tiếp trong môi trường nhà trường và môi trường xã hội mà ở đó Tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia.

     Vì vậy, để học sinh có thể vượt qua được những khó khăn, rào cản trong việc học Tiếng Việt và học tập môn Tiếng Việt, đạt mục tiêu môn học và mục tiêu bài học, cần phải có những biện pháp gợi ý hỗ trợ các em. Những biện pháp này cần được thực hiện đồng bộ, thông qua giáo viên, từ những yêu cầu chung như nắm vững nhiệm vụ của mỗi phần và phân môn Tiếng Việt, khó khăn của những học sinh khi học các phần và phân môn đó, chuẩn kiến thức kĩ năng và vận dụng chuẩn kiến thức kĩ năng ở từng phần và phân môn đến những việc làm cụ thể khi dạy học các bài học môn Tiếng Việt, trước hết ở các lớp đầu cấp (lớp 1,2,3). Những kĩ năng mà các em cần đạt được khi học tập đọc lớp 3 là đọc thành tiếng, đọc thầm và đọc hiểu nội dung, nghe, nói. Tuy vậy, học sinh khi học tập đọc để đạt được 4 kĩ năng trên là rất khó, đa số các em đều gặp khó khăn ở một số kĩ năng nhất định. Chúng tôi đã tiến hành điều tra bằng phiếu trắc nghiệm trên 91 học sinh để tìm hiểu khó khăn hạn chế mà học sinh mắc phải khi học tập đọc về kĩ năng đọc hiểu. 

      Qua khảo sát cho thấy khi đọc thầm và trả lời câu hỏi, trong mỗi bài đọc yêu cầu đặt ra là học sinh phải nghe – hiểu các câu hỏi của giáo viên, nghe hiểu và nhận xét ý kiến của bạn nhưng chỉ 43% học sinh có thể nghe hiểu được các câu hỏi của giáo viên, số học sinh không hiểu được các câu hỏi của giáo viên đưa ra 56,10% và 63,41% học sinh không hiểu và không nhận xét ý kiến của bạn. Khi được hỏi tại sao em không nhờ cô giảng khi em không hiểu câu hỏi của cô, em Y Soet Buôn Krông trả lời: vì em sợ các bạn cười. Vì vậy, cần có những biện pháp để giúp đỡ các em học tốt hơn và tạo cho các em sự tự tin, mạnh dạn trong giờ học.

   Trong quá trình đọc thành tiếng học sinh phát âm sai, tốc độ đọc không đạt yêu cầu, khi đọc ngắt nghỉ hơi không hợp lí, các em đọc và nghỉ hơi rất tùy tiện, cường độ đọc lí nhí chưa đạt yêu cầu. Hầu hết các em đọc còn bị lệch âm tiếng các em phát ra còn thiếu dấu hoặc thiếu một số âm trong tiếng. Do đó, các em gặp rất nhiều khó khăn trong việc học và phát âm chuẩn tiếng việt đặc biệt là những tiếng khó, từ khó, việc đọc chưa tốt thì việc hiểu, nghe và nói nội dung bài đọc cũng là một khó khăn lớn trong việc dạy học phân môn tập đọc cho học sinh.

  Tôi cũng thường xuyên trao đổi với phụ huynh học sinh hầu hết phụ huynh đều cho rằng tiếng việt rất cần đối với con em họ, họ muốn con em họ biết chữ để sau này đỡ khổ có cuộc sống sung sướng hơn cha mẹ bây giờ. Khi hỏi để giúp đỡ con em mình học thì rất ít phụ huynh theo dõi con em học. Điều này cũng chính là một trong những hạn chế dẫn đến việc học tiếng việt của học sinh chưa cao.

Từ kết quả như­ trên, tôi luôn băn khoăn suy nghĩ tìm nhiều biện pháp để tiết dạy Nâng cao kĩ năng đọc hiểu trong phân môn Tập đọc đạt hiệu quả cao hơn. Dựa vào vốn kiến thức đã học và đư­ợc bồi dưỡng chuyên môn, tôi đã tìm ra một số biện pháp sau :

   II.3/ Giải pháp, biện pháp:

 a/ Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:

– Nắm được các phương pháp dạy học tập đọc nói chung và đọc hiểu nói riêng ở lớp 3.

– Đề xuất được các giải pháp.

– Hiểu biết thêm về dạy kĩ năng đọc hiểu ở tiểu học.

Giúp học sinh hiểu được Tiếng Việt là ngôn ngữ rất giàu đẹp và phong phú. Ngôn ngữ trong sáng, giàu hình ảnh, các em có đọc thông viết thạo và hiểu được ý nghĩa của việc đọc thông viết thạo thì học lên các cấp học tiếp theo các em sẽ dễ dàng tiếp thu hơn nội dung bài hơn.

b, Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp,biện pháp.

       Qua thực tiễn dự giờ thăm lớp, tìm hiểu đối tượng, thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề và các tiết dự giờ cũng như các chuyên đề ở các tổ khối; trong quy mô toàn trường, tôi luôn coi trọng và chú ý lắng nghe, đề xuất ý kiến về các giải pháp nâng cao chất lượng kĩ năng đọc hiểu cho các em học sinh. Đồng thời, tôi luôn tìm tòi sáng kiến để cải tiến phương pháp dạy học nâng cao chất lượng giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh, làm sao cho các em nắm được kĩ năng đọc hiểu của phân môn Tập đọc đạt hiệu quả cao hơn.

     Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 3 ở phân môn tập đọc lớp 3 là: Khi dạy tập đọc phần kĩ năng đọc hiểu giáo viên thường sử dụng phối hợp nhiều phương pháp và hình thức dạy học khác nhau để giúp học sinh học tập đạt hiệu quả cao như:

 1/  Rèn kĩ năng đọc thầm, đọc lướt để hiểu ý chính hoặc lựa chọn thông tin:    

Đọc thầm là hình thức đọc không phát ra âm thanh mà chuyển trực tiếp từ kí tự sang nghĩa để hiểu văn bản. Lẽ tự nhiên, đã nói đọc thành tiếng thì phải nói đến đọc thầm bởi xét về mặt hình thức, đọc thành tiếng nằm trong thế đối lập. Vì vậy khi nói về dạy học hiểu cần phải nói đến việc tổ chức dạy đọc thầm.

    Đọc thầm có ưu thế hơn hẳn đọc thành tiếng ở chỗ nhanh hơn đọc thành tiếng 1,5 đến 2 lần. Nó có ưu thế hơn hẳn để tiếp nhận, thông hiểu nội dung văn bản vì người ta không chú ý đến việc phát âm mà chỉ tập trung để hiểu nội dung điều mình đọc. Vì vậy, ngay từ cuối lớp 1 đã có hình thức đọc thầm và càng lên lớp trên thì kĩ năng này càng được củng cố.

        + Đọc lướt để nắm ý hoặc lựa chọn: Hướng dẫn học sinh đọc lướt trên dòng ghi tên bài, những dòng ghi tên người, tên công việc chính, đọc lướt toàn câu, toàn bài,… phát hiện ra những từ ngữ nào được nhắc lại nhiều lần trong đoạn văn, đoạn thơ. Hay tìm ra những hành động thể hiện rõ tính cách của nhân vật,… Từ đó phần nào đoán được nội dung bài Tập đọc viết về cái gì.

    Ví dụ: Có những bài chỉ cần đọc tên bài biết ngay về chủ đề: Luật tục xưa của người Ê- đê, Phân xử tài tình,…

     Tên bài cho biết cách đánh giá, tình cảm của tác giả: Nếu trái đất thiếu trẻ con, Bầm ơi,…

     + Đọc thầm để tìm hiểu bài theo yêu cầu đề ra.

       Trong giờ Tập đọc cho học sinh đọc thầm nhiều lần, tập từ đọc to đến đọc nhỏ, đến đọc mấp máy môi( không thành tiếng), đến đọc hoàn toàn bằng mắt, không mấp máy môi( đọc thầm). Đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể để định hướng rõ yêu cầu đọc thầm cho học sinh: đọc câu nào, đoạn nào; đọc trả lời câu hỏi hay để học thuộc lòng. Từng bước hình thành cho học sinh thói quen tập trung khi chú ý đọc thầm để thu thập thông tin và cảm thụ văn bản nghệ thuật. Tiến hành theo các bước sau:

    – Đọc thầm lần 1: Khi đã giới thiệu bài xong, một học sinh học đọc  tốt đọc toàn bài, đồng thời cả lớp đọc thầm theo bạn để bước đầu nắm được nội dung của bài.

– Đọc thầm lần 2:  Trong khi các bạn đọc nối tiếp đoạn, cả lớp cùng đọc thầm theo với mục đích luyện phát âm và hiểu thêm các từ ngữ trong bài.

– Đọc thầm lần 3: Khi giáo viên đọc cả bài trước khi tìm hiểu bài, cả lớp đọc thầm theo với mục đích: chuẩn cách đọc đúng tiếng, từ, ngắt câu dài.  

        – Đọc thầm lần 4: Đọc thầm với yêu cầu trả lời câu hỏi tìm hiểu bài. Trước khi yêu cầu học sinh đọc thầm, Giáo viên đưa ra câu hỏi, giao nhiệm vụ cho các em đọc thầm và tìm yếu tố phù hợp với câu hỏi đó.

          Ví dụ: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc khổ thơ 1 trong bài “ Hành trình của bầy ong” để trả lời câu hỏi: Những chi tiết nào trong khổ thơ đầu nói đến hành trình vô tận của bầy ong?

         Làm như vậy các em mới tập trung vào việc đọc thầm và tự giác đọc thầm không cần giáo viên nhắc nhở và giới hạn thời gian đọc thầm cho từng đoạn, bài đề bài tăng dần tốc độ đọc thầm cho học sinh. Yêu cầu học sinh báo cho giáo viên khi đã đọc xong. Chẳng hạn như là đọc xong thì giơ tay lên. Từ đó nắm được tốc độ đọc thầm của cả lớp. Cách thực hiện biện pháp này là từng bước rút ngắn thời gian đọc của học sinh và tăng dần độ khó của nhiệm vụ.

   2/ Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài:      

       Sau khi học sinh hiểu được bài, thâm nhập vào nội dung của bài thì lúc đó các em mới truyền tải tới người nghe những ý nghĩ, tình cảm của tác giả, tức là lúc đó các em mới đọc diễn cảm được.

       Để giúp học sinh trả lời được câu hỏi tìm hiểu nội dung bài, câu hỏi hệ thống nội dung bài tập đọc lớp 3. Bởi vì, vẫn còn một số câu có ý dài và khó đối với học sinh, hình thức chưa phong phú chỉ ở dạng câu hỏi tự luận nên để giúp học sinh hiểu thêm nội dung bài học thì chúng ta có thể dùng các biện pháp sau:

         +  Nêu rõ câu hỏi để định hướng cho học sinh đọc thầm ( đoạn, bài) và trình bày lại yêu cầu của câu hỏi đó, cũng có thể cho một học sinh đọc thành tiếng, những em khác đọc thầm, sau đó trao đổi về câu hỏi mà giáo viên đưa ra.

         + Giáo viên giải thích thêm cho rõ yêu cầu của câu hỏi hay thực hiện làm mẫu một phần của câu hỏi để học sinh nắm được yêu cầu của câu hỏi đó.

         + Tách những câu hỏi mang tính khái quát thành những câu hỏi nhỏ hoặc gợi dẫn bằng những câu hỏi phụ có tác dụng dẫn dắt học sinh trả lời câu hỏi hay thực hiện bài tập trong sách được dễ dàng nhưng không đặt thêm những câu hỏi khai thác nội dung vượt qua yêu cầu bài học và không phù hợp với học sinh lớp 3.

         Ví dụ: Câu hỏi 2 trong bài: Gặp gỡ Lúc- xăm- bua ( TV3- tập 1- trang 98) tách thành hai câu hỏi để học sinh dễ trả lời.

                  1, Vì sao các bạn lớp 6A nói tiếng việt?

                  2, Vì sao lớp 6A lại có nhiều đồ vật của Việt nam?

        + Chuyển những câu hỏi thành bài tập trắc nghiệm, nội dung thảo luận thành các trò chơi để học sinh chủ động tiếp thu kiến thức.

       Ví dụ: Bài Người đi săn và con vượn ( TV3- tập 2- trang 113) câu hỏi 5 trong sách giáo khoa: “ Câu chuyện muốn nói điều gì với chúng ta?”. Được chuyển thành câu hỏi trắc nghiệm là: Qua câu chuyện này chúng ta cần phải làm gì với các con vật ?

           a, Không nên giết hại muông thú

           b, Phải bảo vệ động vật hoang dã

           c, Giết hại loài vật là độc ác

           d, Ý a,b,c đều đúng

     Học sinh sẽ dễ dàng hiểu và trả lời (d) là đáp án đúng.

     + Hướng dẫn học sinh tìm ra được ý của đoạn, nội dung của bài thì phân môn Tập đọc lớp 3 còn giúp học sinh rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản ở mức độ cao hơn, cụ thể là: nắm được dàn ý của bài; biết tóm tắt đoạn bài; hiểu được nội dung của bài tập đọc.

    * Xác định ý chính của đoạn: Đối với một đoạn, giáo viên luyện cho học sinh thao tác:

    – Gọi tên người, tên vật, tên sự việc được nêu trong đoạn.

    – Đặt câu hỏi để làm rõ người, vật  hoặc sự vật đó được trình bày như thế nào? Sự trình bày đó nhằm mục đích gì?.

    – Tóm tắt đoạn thành một hoặc một vài câu, hoặc một vài câu, hoặc có thể đặt tên cho đoạn.

    – Tổng hợp ý kiến và chốt ý đoạn để khắc sâu kiến thức cho học sinh.

   Xác định nội dung chính của bài đọc: Giáo viên đặt câu hỏi định hướng cho học sinh: Bài tập đọc nói về cái gì? Việc gì? Về ai? Sau đó hướng dẫn các em sử dụng từ ngữ phát biểu cho phù hợp: “ Bài này nói về tình cảm, cảm xúc, tâm trạng, lòng yêu thương…” hay “ bài này kể về chuyện…, kể về việc…”

    Trong quá trình tìm hiểu bài, giáo viên cần rèn luyện cho học sinh cách trả lời câu hỏi, diễn đạt ý bằng câu văn ngắn gọn, rõ ràng bằng ngôn ngữ của mình, không trình bày nguyên vẹn câu văn, câu thơ trong sách. Việc làm này sẽ tích cực hóa được hoạt động của học sinh khi đọc hiểu văn bản, phát triển ở các em năng lực sáng tạo hoặc giáo viên cũng có thể sử dụng các câu hỏi: Em hiểu điều đó như thế nào? Em cảm nhận được điều gì?…

      Bằng nhiều hình thức làm việc khác nhau: Làm việc theo cặp, hoặc theo nhóm… Giáo viên tạo điều kiện để các em luyện tập một cách tich cực: trả lời câu hỏi, trao đổi ý kiến, thực hiện nhiệm vụ( yêu cầu) của bài tập, sau đó báo cáo kết quả để nhận xét, bổ sung. Hoặc chỉ đinh 1 -2 học sinh điều khiển lớp trao đổi về bài đọc dựa theo các câu hỏi trong sách giáo khoa. Học sinh điều khiển lớp có thể bố sung câu hỏi như: “ Bạn cho mình biết…”. Giáo viên nói những điều cần thiết để khắc sâu, gây ấn tượng về những gì học sinh trao đổi, thu lượm được và giáo viên là người sẽ chốt lại hoặc đồng ý theo câu trả lời của các em. Trong việc đánh giá thì ý kiến của học sinh là quan trọng. Giáo viên không phải là người đánh giá duy nhất câu trả lời của học sinh mà giáo viên cần tạo điều kiện để học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Đối với những học sinh còn lúng túng khi đó giáo viên cần phải gọi nhiều lần để khuyến khích tính bạo dạn, tự tin của các em. Đối với những học sinh tiếp thu bài chậm, giáo viên cần chú ý đến hình thức tổ chức hoạt động, đưa ra các yêu cầu phù hợp với đối tượng các em hăng hái, tích cực học tập. Nếu học sinh trả lời chưa được hoặc thiếu ý thì giáo viên không nên khiển trách, mà phải nhẹ nhàng hướng dẫn để các em khỏi tự ti, mặc cảm với các bạn khác. Giáo viên phải luôn coi trọng hướng dẫn cho học sinh cách học và thực hiện những hoạt động nối tiếp như tạo hứng thú, tạo thoải mái cho học sinh hay có những câu dẫn chuyện ý phù hợp nhằm khắc sâu kiến thức, kĩ năng đã học.

3/ Hướng dẫn học sinh tìm hiểu từ ngữ trong bài

     Việc tìm hiểu bài bắt đầu từ việc tìm hiểu từ, rèn cho học sinh kĩ năng hiểu từ  ngữ chính là giúp các em có khái niệm ban đầu về đặc điểm của ngôn ngữ nghệ thuật, biết lựa chọn cách hiểu đúng nghĩa của các từ được dùng trong một văn cảnh cụ thể, của một bài văn, bài thơ.

     Phân chia các từ ngữ cần tìm hiểu: Loại từ khó và loại từ khóa. Từ khó có thể là từ mới mà các em chưa gặp hay từ địa phương được tác giả đưa vào bài, là loại từ Hán Việt,… Loại từ này thường có trong phần chú giải cho nên giáo viên kết hợp phần luyện đọc đoạn cho học sinh đọc phần chú giải  để học sinh hiểu ngay được những từ này khi tiếp xúc với bài tập đọc. Từ khóa đó là từ toát lên chủ đề của bài tập đọc. Đây là những từ có “sức nặng” giáo viên có thể khai thác triệt để làm rõ được nội dung bài học, giáo viên thường kết hợp giảng từ khóa trong quá trình tìm hiểu bài.

     Làm rõ ý nghĩa của từ ngữ: Khi giảng giải giáo viên đặt từ trong văn cảnh cụ thể, hướng vào chủ đề bài học, không giảng quá rộng, quá sâu. Sử dụng nhiều biện pháp giải nghĩa khác nhau, lựa chọn biện pháp giải nghĩa cho phù hợp với từng từ, phù hợp với vai trò của bài tập đọc như: đọc phần giải nghĩa trong sách giáo khoa: Được thực hiện khi học sinh đọc nối tiếp đọan giáo viên kết hợp đặt câu hỏi gợi ý để các em hiểu những từ được chú thích trong bài.

    Ví dụ: Bài “Gặp gỡ ở Lúc – xăm – bua”. Khi đọc đoạn 1 có từ mới, giáo viên đọc câu hỏi: Qua đoạn vừa đọc em hiểu: Sưu tầm là gì? Học sinh sẽ nhìn vào sách để trả lời: Sưu tầm có nghĩa là tìm kiếm, góp nhặt lại.

     Cũng như khi có từ khó lại không được giải thích ở phần chú giải giáo viên có thể dặt vấn đề: “Em hãy chỉ ra những từ em chưa hiểu nghĩa”. Về phương diện này, giáo viên cần chuẩn bị sẵn sàng để giải đáp cho học sinh bất cứ từ nào trong bài mà học sinh đưa ra. Giáo viên cũng có thể dùng lời nói, động tác hay cử chỉ để miêu tả sự vật, đặc điểm ở các từ cần được giải nghĩa. Hay sử dụng đồ dùng dạy học, trực quan như: Hiện vật, mô hình, tranh vẽ, vật thật để giải nghĩa từ.

     Ví dụ: Dùng áo cũ bạc màu để giảng nghĩa từ sơn bạc. Dùng chỉ màu để giảng từ sặc sỡ,…

     Đặt câu với từ cần giải nghĩa. Tìm từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải nghĩa. Chuyển việc giải nghĩa từ bằng câu hỏi trắc nghiệm để biến cái khó thành cái dễ, có tính gợi mở cho học sinh.

     Ví dụ: Bài “Buổi học thể dục ( Tiếng việt 3 – tập 1 – trang 89) câu hỏi 4 trong sách giáo khoa: Tìm thêm một tên thích hợp cho câu chuyện?

     Được chuyển thành câu hỏi có dạng trắc nghiệm là: Một tên gọi khác cho câu chuyện là? Chọn câu trả lời đúng.

  1. a) Hoàn thành bài thể dục
  2. b) Vượt lên hoàn cảnh
  3. c) Sự cố gắng của Nen – li
  4. d) Tập thể dục tốt cho sức khỏe

Học sinh dựa vào những đoạn văn sẽ dẽ dàng tìm câu trả lời đúng là đáp án c.

* Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa từ ngữ trong bài tập đọc giáo viên cần chú ý:

+ Đối với từ nhiều nghĩa, việc giải nghĩa cần có giới hạn ở nghĩa cụ thể của bài tập đọc, không mở rộng ra nhiều nghĩa xa lạ.

+ Đối với những từ được dùng với nghĩa lâm thời, ví dụ: như từ “ Kiện trời” trong bài: “ Cóc kiện trời” giáo viên cho học sinh miêu tả từ: “ kiện” theo cách hiểu của các em.

+ Không giải thích quá nhiều từ hoặc giải thích từ ngữ một cách quá cầu kì, gây lãng phí thời gian mà giờ học lại nặng nề.

+ Những từ ngữ còn lại nếu học sinh nào chưa hiểu, giáo viên giải thích riêng cho học sinh đó hoặc tạo điều kiện cho các em khác giải thích giúp, không nhất thiết phải đưa ra giải thích chung cho cả lớp.

     Làm rõ cái hay của việc sử dụng từ ngữ:

     Biện pháp này chỉ được sử dụng khi hướng dẫn tìm hiểu các bài tập đọc mang tính nghệ thuật. Làm rõ cái hay của việc dùng từ ngữ, tức là dạy cho học sinh cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều tế nhị sâu sắc, đẹp đẽ của từ ngữ.

     Giáo viên hướng dẫn cho học sinh tìm các từ ngữ có tín hiệu nghệ thuật. Đó là những từ giàu màu sắc biểu cảm như từ láy, từ gợi tả, gợi cảm, từ chỉ mùi vị, màu sắc, từ chỉ hình ảnh, từ chỉ nhiều nghĩa, những từ mang nghĩa chuyển, từ được lặp lại nhiều lần,… giúp học sinh hiểu được những từ đó nhằm nhấn mạnh ý gì cho câu văn, câu thơ bằng câu hỏi: “ Em hãy cho biết tác giả đã chọn lọc những từ ngữ nào khi miêu tả (sự vật, sự việc) trong đoạn văn, đoạn thơ? Cách dùng từ này có gì đặc biệt?”.

     Ví dụ: Bài “ Đất quý, đất yêu (Tiếng việt 3 – tập 1 – trang 85). Giáo viên đặt câu hỏi: Từ nào được lặp đi lặp lại nhiều lần trong đoạn 2? Cách dùng từ ngữ đó có gì đáng chú ý? Học sinh đọc thầm đoạn 2 và dễ dàng phát hiện các từ: “ chúng tôi, mảnh đất” được lặp đi lặp lại, từ đó thấy được tác dụng của hai từ này là khẳng định về chủ quyền của vùng đất là của họ.

     Bên cạnh đó, các biện pháp tu từ ở tiểu học cũng nên tập trung khai thác: so sánh, điệp từ, nhân hóa,… Vì nếu khai thác tốt các biện pháp tu từ này thì giúp rất nhiều trong việc hướng dẫn học sinh cảm thụ bài văn.

     Ví dụ: Bài “Ông mặt trời bật lửa ( Tiếng việt 3- tập 2 – trang 26) giáo viên giúp học sinh nhận ra tác giả đã dùng biện pháp nhân hóa để làm bầu trời được miêu tả gần gũi, sống động thông qua các từ: “chị mây, trốn, nóng lòng,…”.

  1. Thiết kế các bài tập dạy đọc hiểu

     Kĩ năng đọc hiểu được hình thành qua việc thực hiện một hệ thống bài tập. Những bài tập này xác định việc đọc, đồng thời cũng là những phương tiện để đạt được sự thông hiểu văn bản của học sinh.

     Có nhiều cách phân loại hệ thống bài tập:

– Phân loại theo các bước trên lớp, ta có bài tập kiểm tra bài cũ, bài tập luyện tập, bài tập củng cố, bài tập kiểm tra, đánh giá.

– Phân loại theo hình thức thực hiện có: Bài tập trả lời miệng, bài tập trả lời viết ( tự luận), bài tập thực hành đọc, bài tập trắc nghiệm khách quan.

– Phân loại theo mức độ tính độc lập của học sinh, tức là xét đặc điểm hoạt động của học sinh khi giải bài tập, nhất là xét tính độc lập làm việc, ta thấy có những bài tập chỉ cần yêu cầu học sinh tái hiện chi tiết, có bài tập yêu cầu học sinh giải thích, cắt nghĩa, có bài tập yêu cầu học sinh bàn luận, phát biểu ý kiến chủ quan, sự đánh giá của mình, đòi hỏi học sinh phải làm việc sáng tạo. Theo cách chia này có thể gọi tên các bài tập: bài tập tái hiện, bài tập cắt nghĩa, bài tập phản hồi ( sáng tạo).

– Phân loại theo đối tượng thực hiện bài tập: Có bài tập cho cả lớp làm chung, có bài tập dành cho nhóm học sinh, có bài tập dành cho cá nhân, có bài tập cho học sinh đại trà, có bài tập cho học sinh yếu, có bài tập dành cho học sinh khá, giỏi.

     Sau đây là các kiểu dạng bài tập dạy đọc hiểu xem xét từ góc độ nội dung:

     Dựa vào mục đích, nội dung dạy học, các công việc cần làm để tổ chức quá trình đọc hiểu và cách thức hoạt động của học sinh khi giải bài tập, ta có thể phân loại các bài tập (bao gồm cả các câu hỏi) thành các kiểu dạng. Có thể kể ra một số kiểu dạng bài tập đọc hiểu như sau:

* Nhóm bài tập có tính chất nhận diện, tái hiện ngôn ngữ của văn bản: Nhóm bài tập này yêu cầu tính làm việc độc lập của học sinh chưa cao. Học sinh chỉ cần nhận diện, ghi nhớ, phát hiện ra các từ ngữ, câu, đoạn, hình ảnh, chi tiết của văn bản. Nhóm này có những kiểu bài tập sau:

– Bài tập yêu cầu học sinh xác định đề tài của bài: Bài tập xác định đề tài của văn bản thường có dạng hỏi trực tiếp: “Câu chuyện này nói về ai, về cái gì?”.

Ví dụ: Bài tập yêu cầu xác định các nhân vật trong truyện:

                 Câu chuyện này có những ai ( những nhân vật nào)?

                         ( Hũ bạc của người cha – Tiếng việt 3 tập 1)

                 Câu chuyện này nói về cái gì?

                         ( Các em nhỏ và cụ già)

– Bài tập yêu cầu học sinh phát hiện ra các từ ngữ, chi tiết, hình ảnh của bài: Lệnh của bài tập là gạch dưới, ghi lại hoặc những câu hỏi Ai? Gì? Nào? Mà câu trả lời có sẵn, hiển hiện trên ngôn ngữ của văn bản. Bài tập có thể yêu cầu học sinh chỉ ra các từ mới hoặc các từ mà các em không hiểu nghĩa. Bài tập cũng có thể học sinh phát hiện ra những từ ngữ, chi tiết quan trọng, hình ảnh đẹp trong bài.

          Ví dụ: Những hình ảnh nào nói lên tính hồn nhiên của bé?

                                 ( Cô giáo tí hon – Tiếng viết 3 tập 1)

– Bài tập yêu cầu học sinh phát hiện ra những câu quan trọng trong bài

Ví dụ 1: Những câu thơ nào cho thấy cảnh chùa Hương rất đẹp và thơ mộng? ( Đi hội chùa Hương – Tiếng viết 3 tập 2)

Ví dụ 2: Những câu nào nói lên lòng yêu nuiowcs của bác sĩ Y – éc – xanh? ( Bác sĩ Y – éc – xanh – Tiếng việt 3 tập 2)

– Bài tập yêu cầu học sinh phát hiện ra đoạn thường có dạng: Bài này gồm mấy đoạn? Mỗi đoạn từ đâu đến đâu?

Ví dụ: Bài thơ chi làm mấy phần? Nội dung của các phần? (Một mái nhà chung – Tiếng việt 3 tập 2)

* Nhóm bài tập làm rõ nghĩa của ngôn ngữ văn bản:

   Đây chính là nhóm bài tập yêu cầu giải nghĩa từ, làm rõ nghĩa của từ, câu, đoạn, bài, hình ảnh, chi tiết.

   Những bài tập này yêu cầu học sinh phải có thao tác cắt nghĩa, biết khái quát hóa và suy ý để rút ra được các ý nghĩa của các đơn vị trong văn bản.

– Bài tập yêu cầu giải nghĩa từ ngữ

Ví dụ: Vì sao trò chuyện với các em nhỏ, ông cụ thấy lòng nhẹ hơn? (Các em nhỏ và cụ già – Tiếng việt 3 tập 1)

– Bài tập yêu cầu làm rõ nghĩa, ý nghĩa các câu, khổ thơ, đoạn, chi tiết, hình ảnh.

Ví dụ: Em hiểu thế nào câu nói của người bố: “Người làng quê như thế đấy, con ạ. Lúc đất nước có chiến tranh, họ sẵn lòng sẻ nhà sẻ cửa. Cứu người, họ không hề ngần ngại”. ( Đôi bạn – Tiếng việt 3 tập 1)

– Bài tập tìm nội dung chính của bài

Ví dụ: Hãy tìm những câu trong truyện nói lên ý nghĩa của truyện này( Hũ bạc của người cha- Tiếng việt 3 tập 1)

* Nhóm bài tập phản hồi

   Đây là nhóm bài tập đọc hiểu yêu cầu tính độc lập làm việc của học sinh là cao nhất. Những bài tập này yêu cầu học sinh nêu nhận xét, đánh giá, bình giá của mình về nội dung, nghệ thuật của văn bản. Những bài tập phản hồi cũng cho thấy văn bản được đọc đã tác động đến học sinh như thế nào, các em học tập được gì từ nội dung và hình thức nghệ thuật của văn bản. Những bài tập phản hồi bao gồm:

– Nhóm bài tập bình giá về nội dung câu văn bản:

   Những bài tập này nhằm làm rõ mục đích của văn bản, hướng dẫn học sinh rút ra những bài học bổ ích sau khi đọc văn bản, biết liên hệ với bản thân mình để có thái độ, hành động, tình cảm đúng đắn.

Ví dụ: Câu chuyện này em rút ra được bài học gì cho bản thân mình? ( Đôi bạn – Tiếng việt 3 tập 1)

– Bài tập yêu cầu làm rõ, bình giá về nghệ thuật của văn bản.

Ví dụ:

   + Vì sao mọi người, mọi vật bận mà vui? ( Bận – Tiếng việt 3 tập 2)

   + Vì sao nói “ Chơi vui học càng vui”? (Cùng vui chơi – Tiếng việt 3 tập 2)

   + Đọc truyện “ Người đi săn và con vượn” và cho biết chi tiết nào làm em xúc động nhất? Vì sao? (Người đi săn và con vượn – Tiếng việt 3 tập 2)

+ Em thích nhất câu thơ nào? Vì sao? (Cái cầu – Tiếng việt 3 tập 2)

– Bài tập yêu cầu học sinh dựa vào mẫu của văn bản của bài tập đọc để nói, viết một văn bản tương tự cũng có thể xếp loại bài tập phản hồi.

Ví dụ:

+ Hãy viết lời nhắn cho Lan về chuyện bạn Hồng mượn quyển truyện của Hồng.

+ Hãy viết một bưu thiếp chúc mừng bà ở xa.

   Trong chương này, tôi đã nêu được một số nguyên nhân của thực trạng gồm: Từ phía giáo viên và từ phía học sinh. Nêu một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh:

– Rèn kĩ năng đọc thầm, đọc lướt để hiểu ý chính hoặc lựa chọn thông tin

– Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài

– Hướng dẫn học sinh tìm hiểu từ ngữ trong bài

– Thiết kế các bài tập dạy đọc hiểu.

– Bài tập đọc hiểu:

    Các dạng bài này giúp cho học sinh rèn kĩ năng đọc và hiểu nội dung bài đọc, rèn kĩ năng nói thông qua việc trả lời các câu hỏi của bài đọc hay câu hỏi yêu cầu của giáo viên.

 – Kể tên các nhân vật hoặc tên các sự việc có trong bài đọc: dạng bài này giúp cho học sinh nắm được các nhân vật, các sự việc xảy ra trong bài đọc, từ đó học sinh nói lại cho cả lớp cùng nghe.

+ Ví dụ1: Câu chuyện Cuộc chạy đua trong rừng nói về những nhân vật nào? (sách Tiếng Việt 3, tập 2, trang 80):

+ Ví dụ 2: Câu chuyện Người lính dũng cảm nói về những người bạn nào? (sách Tiếng Việt 3, tập 1, trang 38).

  Những bài tập dạng này luyện cho học sinh nhận ra nhân vật chính trong câu chuyện đã đọc.

– Bài tập nêu một số hiểu biết của cá nhân về một vài nội dung có trong bài đọc:dạng bài này giúp cho học sinh nói lên hiểu biết của mình qua việc trả lời các câu hỏi mà giáo viên đặt ra.

  + Ví dụ: Trong bài  Trận bóng dưới lòng đường (sách Tiếng Việt3 , tập 1, trang55): giáo viên yêu cầu học sinh nói “ Câu chuyện muốn nõi với em điều gì?”. Bài tập này luyện cho học sinh chia sẻ hiểu biết suy nghĩ của các em: Đá bóng dưới lòng đường rất nguy hiểm vì dễ gây tai nạn cho mình và cho người khác.

– Bài tập phát biểu ý kiến là một câu trả lời: dạng bài này giúp học sinh rèn kĩ năng đọc và hiểu nội dung bài, kĩ năng nói thông qua việc đọc bài đọc học sinh trả lời các câu hỏi trong sách và phát biểu trước lớp.

       + Ví dụ: Sau mỗi bài tập đọc đều có hệ thống câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời để tìm hiểu bài.

         Chẳng hạn: Bài Các em nhỏ và cụ già (sách Tiếng Việt 3, tập 1, trang 62): có hệ thống câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời để tìm hiểu bài như sau:

  1. Điều gì gặp trên đường khiến các bạn nhỏ phải dừng lại?
  2. Các bạn nhỏ quan tâm đến ông cụ như thế nào?
  3. Ông cụ gặp chuyện gì buồn?
  4. Vì sao trò chuyện với các bạn nhỏ, ông cụ thấy lòng nhẹ hơn?

 – Bài tập phát biểu ý kiến là một câu ngắn( tự diễn đạt): dạng bài này giúp cho học sinh biết nói lên ý kiến của bản thân về vấn đề được giáo viên yêu cầu, học sinh tự diễn đạt theo cảm nhận của mình về vấn đề đó và phát triển thành câu ngắn.

 + Ví dụ: Trong bài Thư gửi bà (sách Tiếng Việt 3, tập 1, trang 81): giáo viên yêu cầu học sinh nói một câu về tình cảm của em đối với ông bà hoặc người thân.

  Qua lời phát biểu này, học sinh vừa thể hiện đã hiểu bài, vừa được luyện diễn đạt ý tưởng của mình thành câu.

+ Bài tập viết: Dùng chủ yếu để phát triển kĩ năng đọc hiểu cho học sinh.

– Bài tập trắc nghiệm xác định câu trả lời đúng và câu trả lời sai: Dạng bài tập này yêu cầu học sinh biết lựa chọn câu trả lời sai câu trả lời đúng.

 Ví dụ 1: Trong bài Sự tích chú cuội cung trăng ( sách Tiếng Việt 3, tập 2, trang 131 ), Bài tập bổ sung này giúp học sinh hiểu ý của nội dung trong bài:

   Em tưởng tượng chú Cuội sống trên mặt trăng thế nào?

   Chọn một ý theo em là đúng:

  1. Rất buồn vì nhớ nhà.
  2. Rất sung sướng vì cung trăng là chốn thần tiên.
  3. Rất khổ vì mọi thứ trên mặt trăng khác trái đất.

 – Bài tập trắc nghiệm xếp lại thứ tự các câu hoặc thứ tự các ý theo nội dung bài (học) đọc: Dạng bài tập này giúp cho học sinh nắm được diễn biến của câu chuyện, nắm được cốt truyện.

– Bài tập trắc nghiệm xếp điền từ ngữ vào chỗ trống để hoàn thành câu trả lời ngắn: Dạng bài này giúp cho học sinh hiểu được nguyên nhân dẫn đến hành động của nhân vật, nội dung của bài và luyện cho học sinh cách lựa chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành cầu trả lời ngắn.

 

  1. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.

     – Tôi đã vận dụng các biện pháp mới hướng dẫn các em hứng thú hơn khi học phần kĩ năng đọc hiểu phân môn tập đọc và đã tiến hành dạy thực nghiệm, tôi nhận thấy: Học sinh phát huy được tính tích cực, hứng thú hơn, mạnh dạn hăng hái hơn.

II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.

      Nhìn vào bảng kết quả trên ta thấy học sinh đọc viết có nhiều tiến bộ rõ rệt như đọc tốt hơn, viết đúng và đẹp hơn, nhanh hơn có sự liên hệ chặt chẽ hơn giữa đọc và viết. Điều đó giúp ta khảng định được chất lượng học của học sinh không tự dưng mà có được, mà đòi hỏi phải biết sử dụng phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh. Nếu giáo viên không kèm cặp, kiểm tra học sinh sát sao thì nhiều khi học sinh chỉ đọc vẹt không hiểu nội dung bài. Chính vì vậy những tiết tập đọc giáo viên cần hỗ trợ học sinh dân tộc thiểu số cần được giáo viên coi trọng, có như vậy thì chất lượng mới đạt được yêu cầu đề ra.

III. PHẦN KẾT LUẬN

III.1. Kết luận:

            Phân môn Tập đọc là một trong sáu phân môn của Tiếng Việt. Phân môn Tập đọc lớp 3 có một vị trí quan trọng trong chương trình Tiếng Việt ở TIểu học. Không giống như phân môn Tập đọc trong chương trình Tiếng Việt lớp 1, phân môn Tập đọc trong chương trình Tiếng Việt lớp 3 bắt đầu hình thành và rèn cho học sinh kĩ năng, đọc hiểu nội dung.     

     Trên cơ sở tìm hiểu những đề tài nghiên cứu sẵn có, chuyên đề đã khái quát một số vấn đề về việc nâng cao kĩ năng đọc hiểu trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 3.

         Dựa trên cơ sở phân tích về tình hình thực tế dạy học phân môn Tập đọc ở Trường Tiểu học  ……………..- ……………..- ……………… Đề tài đánh giá được sơ bộ về tình hình dạy học môn Tập đọc lớp 3 ở Trường Tiểu học. Đây là cơ sở để đưa ra biện pháp nâng cao kĩ năng đọc hiểu phân môn Tập đọc lớp 3 phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường và năng lực của học sinh nhằm phát huy tính tích cực và chủ động và sáng tạo của người học.

        Đề tài đã tiến hành thực nghiệm về việc rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh, lớp thực nghiệm có 3A và 3B, 3C tại trường Tiểu học ……………..- ……………..- ……………..  thu được những kết quả tương đối chính xác củng cố thêm cho lí luận của đề tài, cụ thể: Đạt hiệu qủa cao trong việc dạy học, giúp các em tiếp thu bài một cách dễ dàng và tự nhiên nhiều hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 3. Học sinh yêu thích môn học, yêu quê hương đất nước.

        Tiến hành điều tra thực trạng và thực nghiệm chưa được rộng rãi ở nhiều trường Tiểu học khác nhau vì thế kết quả thu được chỉ mang tính chất tương đối.

        Mặc dù việc vận dụng kĩ năng đọc hiểu trong dạy học phân môn Tập đọc lớp 3 thực sự đã đem lại hiệu quả cao. Nhưng để thực hiện được là điều không dễ vì nhiều lí do khác nhau. Thực tế cho thấy rất nhiều giáo viên ngại vận dụng bởi tốn thời gian, công sức, đầu tư nhiều về phương diện cũng như cơ sở vật chất nhà trường còn hạn chế.

BẤM VÀO ĐÂY XEM THÊM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỚI NĂM 2022

Copyright 2019 © Kinh nghiệm dạy học | Thiết kế bởi Web Bách Thắng