Sử dụng phương pháp nhóm đối với học sinh dân tộc thiểu số tại lớp 4.
I.1/ Lý do chọn biện pháp:
Trong chương trình giáo dục hiện nay, việc chuyển tải kiến thức đến đối tượng học sinh đã được ngành giáo dục đổi mới liên tục trong nhiều năm lại đây. Cụ thể là ngành giáo dục đã áp dụng nhiều chương trình dạy học như: Dạy học theo dự án Vnen, dạy học theo chương trình Seaqap hay dạy học theo chương trình Công n ghệ giáo dục,…tất cả đều đang thử nghiệm và từng bước khuyến khích các trường áp dụng để thực hiện tốt chương trình. Việc đổi mới nhiều hình thức dạy học, nhiều nội dung trong sách giáo khoa cũng đều hướng đến một mục tiêu nhất định. Đó là nâng cao chất lượng giáo dục theo sự phát triển chung của xã hội và thế giới.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi đã được tập huấn nhiều chương trình đổi mới phương pháp dạy học và tôi cho rằng mỗi một phương pháp đều có những ưu điểm nhất định. Do đó trong những năm qua tôi đã vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp dạy học đó để áp dụng vào các môn học, các bài học cụ thể nhằm giúp học sinh tiếp thu bài học một cách tốt nhất và kết quả là chất lượng cuối năm lớp tôi chủ nhiệm luôn dẫn đầu về số lượng học sinh khá và giỏi. Điển hình trong những phương pháp dạy học đổi mới đó là phương pháp “Nhóm”. Đây có thể được xem là một trong những phương pháp dạy học mới chủ lực trong mô hình dạy học theo hướng tích cực, giúp cho học sinh làm việc hợp tác và phát huy tính sáng tạo. Bên cạnh đó phương pháp này còn giúp học sinh mạnh dạn tự tin trước đám đông và thẳng thắn trình bày những suy nghĩ của mình mà không phải phụ thuộc vào thầy cô giáo. Nếu áp dụng phương pháp dạy học này vào một số môn học như : Đạo đức, Khoa học, Lịch sử và Địa lí hay Tự nhiên và xã hội thì hiệu quả bài học rất cao. Điều đó đã được chứng minh qua nhiều năm học mà tôi đã vận dụng.
Năm học 2019 – 2020 tôi được phân công dạy lớp 4D, cũng dựa vào kinh nghiệm giảng dạy của bản thân trong nhiều năm qua, tôi đã tiến hành vận dụng các phương pháp đó đối với học sịnh lớp 4D tại trường tiểu học …. Nhưng bước đầu tôi nhận thấy không có hiệu quả khi sử dụng phương pháp nhóm. Bản thân tôi rất buồn khi áp dụng phương pháp này chưa thành công đối với học sinh tại đây. Điều đó đã làm tôi trăn trở nhiều ngày.
Sau đó tôi đã đi tìm nguyên nhân của nó để rồi xây dựng kế hoạch dạy học sao cho phù hợp với đối tượng học sinh nơi đây và cuối cùng tôi đã tìm ra được nguyên nhân chính là do lớp của tôi chủ nhiệm đối tượng chiếm đa số là các em thuộc đồng bào dân tộc thiểu số, các em hết sức bỡ ngỡ khi học tập theo hình thức nhóm, cách làm việc độc lập, sáng tạo,…cứ như thế sau một thời gian thử nghiệm tôi đã thực hiện được pháp dạy học theo nhóm cho các em học sinh dân tộc tại lớp 4D.
Xuất phát từ đó mà tôi quyết định lấy nội dung áp dụng trên làm sáng kiến kinh nghiệm cho bản thân thông qua đề tài: “Sử dụng phương pháp nhóm đối với học sinh dân tộc thiểu số tại lớp 4”.
- Nội dung thực hiện giện pháp:
Để vận dụng một cách linh hoạt phương pháp nhóm cho các em học sinh dân tộc, tôi đã tiến hành thực hiện những bước cơ bản như sau:
Bước 1: Xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với nội dung chương trình:
Tôi nghiên cứu tất cả nội dung các bài học của các môn học và liệt kê đầy đủ những bài học và những môn học có thể áp dụng phương pháp nhóm.
Ví dụ: Môn Khoa học, môn Lịch sử và Địa lý, môn Kĩ thuật hoặc môn Đạo đức hay một số bài dạy Tập đọc, Luyện từ và Câu trong môn Tiếng việt.
Sau khi liệt kê được các bài học có thể áp dụng phương pháp nhóm, tôi tiến hành thể hiện nội dung vào giáo án dạy học của mình. Chẳng hạn khi dạy bài “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”, trong phần tìm hiểu bài tôi tiến hành tổ chức hoạt động nhóm 4 để thảo luận câu hỏi số 4: Em thấy có thể tặng cho Dế Mèn danh hiệu nào trong số các danh hiệu sau đây: Võ sĩ, tráng sĩ, chiến sĩ, hiệp sĩ, dũng sĩ, anh hùng?
Bước 2: Phân loại đối tượng học sinh phù hợp với nhóm:
Trong lớp 4D do tôi chủ nhiệm có 14 em học sinh đồng bào dân tộc. vì thế khi phân loại đối tượng học sinh để chia nhóm, tôi đã sử dụng hình thức xen kẽ một vài học sinh khá người Kinh ngồi xen kẽ với các em dân tộc nhằm tạo môi trường sinh hoạt lành mạnh đoàn kết và cũng là để các em hỗ trợ lẫn nhau trong những buổi đầu làm quen thảo luận nhóm. Chẳng hạn nếu tổ chức nhóm 4 hay nhóm 6 thì sẽ có 50% em người Kinh và 50% em đồng bào dân tộc hoặc nhóm 2 thì 01 em người Kinh và 01 em người đồng bào dân tộc. nếu nhóm 4 hay nhóm 6 thì tôi thường xuyên thay đổi nhóm trưởng và thư ký để tạo cho các em sự công bằng trong hoạt động nhóm đồng thời giúp mỗi em đều được làm việc, trình bày. Tránh tình trạng ỷ lại hay nhút nhát.
Bước 3: Lồng ghép một số trò chơi nhỏ trong giờ học.
Trước khi chuyển sang phần thảo luận nhóm tôi luôn sử dụng một vào trò chơi nhỏ, nhanh để làm giảm căng thẳng cũ
ng như sự rụt rè của các em và những trò chơi đó tôi luôn hướng tới các em học sinh dân tộc tạo sự gần gũi, thân thiện trước khi thảo luận. những trò chơi đó chỉ diễn ra nhanh trong vòng 2-3 phút.
Bước 4: Hệ thống câu hỏi đơn giản hơn.
Đối với các em học sinh dân tộc, bước đầu làm quen với cách làm việc theo nhóm là hết sức bỡ ngỡ. Các em thường rụt rè, e ngại và không chịu trình bày ý kiến của mình trước đám đông điều đó dẫn đến hoạt động nhóm ít thành công hoặc không mang lại hiệu qua cao. Chính vì thế nên để giúp các em hòa nhập nhanh với cách học hợp tác thông qua nhóm thì tôi thường đặt hệ thống câu hỏi đơn giản để các em dễ trả lời, có thế các em mới tự tin trình bày ý kiến của mình.
Ví dụ khi dạy bài tập đọc “Có chí thì nên”, ở câu hỏi 3 trong phần tìm hiểu bài, tôi tiến hành tổ chức cho các em thảo luận nhóm 4 với câu hỏi như sau: Theo em, học sinh phải rèn luyện ý chí gì? Lấy ví dụ về những biểu hiện của một học sinh không có ý chí.
Để giúp các em học sinh dân tộc thực hiện được câu hỏi trên, trước khi cho các nhóm thảo luận, tôi đã gợi mở bằng một số ý hướng dẫn thế nào là ý chí và lấy một ví dụ minh họa: học sinh phải có ý chí “Lấy cần cù bù đốt nát”. Nếu không được giỏi như bạn nhưng cần cù chăm chỉ rèn luyện chắc chắn sẽ thành công.
Bước 5: Xây dựng tình đoàn kết trong nhóm cho học sinh.
Trước khi tổ chức phần thảo luận nhóm, tôi thường đến bên các nhóm có học sinh dân tộc để lắng nghe những phản ứng của các em và từ đó kịp thời điều chỉnh.
Ví dụ tôi theo dõi thái độ, trạng thái của từng em đó để đánh giá tính khả thi trong giờ thảo luận sau đó mới bầu nhóm trưởng và cho nhóm trưởng phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm.
Mỗi em trong nhóm đều phải có trách nhiệm trong nhóm mình. Việc phân công trách nhiệm của mỗi thành viên trong nhóm là do chính nhóm đó đề xuất và thống nhất.
Tôi tiến hành quy định nhiệm vụ cho các nhóm gồm những thành phần sau:
+ Trưởng nhóm : quản lí, chỉ đạo, điều hành nhóm hoạt động;
+ Thư kí : Ghi lại kết quả của nhóm sau khi được thống nhất;
+ Báo cáo viên: trình bày trước lớp kết quả công việc của nhóm;
+ Người theo dõi về thời gian.
Trách nhiệm này không phải cố định mà tôi luôn yêu cầu các nhóm thay đổi luân phiên sau mỗi lần sinh hoạt nhóm. Nghĩa là mỗi thành viên đều được làm tổ trưởng, làm thư ký, làm báo cáo viên.
Bước 6: Động viên giúp đỡ các nhóm:
Để giúp học sinh dân tộc hiểu được ý nghĩa của hoạt động nhóm là cô sẽ đánh giá kết quả chung của toàn nhóm, không theo cá nhân. Do đó tôi luôn đi xuống từng nhóm để theo dõi và giúp đỡ các em đồng thời nhắc nhở các em cần phải có trách nhiệm đóng góp, đều phải hoàn thành công việc, đều phải được lĩnh hội kiến thức. Thành công của nhóm chính là thành công của mỗi cá nhân.Vì thế trẻ cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau.
Trong quá trình tôi tổ chức học sinh hoạt động nhóm, tôi luôn theo dõi tổng quát, phát hiện và hỗ trợ cho nhóm có khó khăn, kịp thời uốn nắn, điều chỉnh những lệch lạc của học sinh. Tôi đã cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất việc nói của mình trong khi các em đang hoạt động nhóm. Đôi lúc thấy các em học sinh dân tộc chưa nắm được bài thì ngay lập tức tôi cho cả lớp dừng lại để hướng dẫn thêm.
Sau khi các nhóm hoàn thành, những nhóm nào có các em học sinh dân tộc tham gia báo cáo thì tôi luôn luôn khen ngợi các em, tuyên dương các em và yêu cầu cả lớp cũng võ tay khích lệ để giúp các em mạnh dạn và hòa nhập nhanh hơn dù nội dung các em trả lời chưa thật chính xác. Sau đó tôi mới chốt lại ý đúng cho cả lớp hiểu và ghi bài.
3. Kết quả thu được:
Sau khi áp dụng khảo nhiệm cho nhiều kiết quả khả quan nên tôi đã mạnh dạn đề xuất với Ban giám hiệu trường cho mình áp dụng đối với những biện pháp nêu trên của phương pháp dạy học theo nhóm, tôi thấy kết quá rất khả quan, chất lượng đại trà đã tăng lên rõ rệt. Cụ thể:
Số em tự tin mạnh dạn và tham gia mọi yêu cầu của giáo viên chủ nhiệm | Số em tự tin mạnh dạn nêu ý kiến của mình nhưng chưa báo cáo được trước tập thể | Thái độ tích cực trong học tập còn yếu |
4. Kết luận:
Công tác giáo dục tại huyện Krông Năng nói chung và xã Ea Đáh nói riêng việc vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học đã được đầu tư khá bài bản và được các cấp lãnh đạo trong ngành khuyến khích. Nhưng do đặc thù nơi đây có nhiều học sinh đồng bào dân tộc nên việc áp dụng một số phương pháp dạy học theo nhóm rất khó thực hiện, cũng chính vì thế mà nội dung sáng kiến kinh nghiệm này đã hình thành với những biện phấp rất thực tế tại địa phương
Phương pháp dạy học là biện pháp chuyển tải kiến thức từ sách giáo khoa đến với học sinh. Do đó sử dụng phương pháp pháp dạy học không hề đơn giản mà phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng các phương pháp cụ thể, qua đó nghiên cứu về nội dung bài học đồng thời xác định đối tượng học sinh để lựa chọng những phương pháp phù hợp.
Khi kết quả học tập của các em tăng lên (số lượng học sinh giỏi nhiều, số lượng học sinh yếu giảm) thì có nghĩa là việc sử dụng phương pháp dạy học của người giáo viên đã đạt hiệu quả. Giáo viên không phải là người hoàn hảo, phương pháp không phải là vạn năng nhưng điều quan trọng là phải biết thay đổi cho pơhù hợp với đối tượng học sinh.
Đề tài: “Sử dụng phương pháp nhóm đối với học sinh dân tộc thiểu số tại lớp 4D, trường tiểu học Ea Đáh” mà tôi nghiên cứu và trình bày là một trong những yêu cầu chính đáng của các cấp lãnh đạo, nhưng nếu áp dụng vào các chương trình dạy học khác cũng có thể áp dụng được bởi phương pháp dạy học theo nhóm được áp dụng rộng rãi trong quá trình dạy học.
Tôi mong rằng sau này sẽ có nhiều người nghiên cứu về lĩnh vực này kỹ lưỡng hơn, phát hiện và khắc phục những nhược điểm của phương pháp này một cách đầu đủ hơn. Nội dung nghiên cứu xin dừng tại đây, mong rằng những ý kiến đóng góp của Hội đồng khoa học giáo dục sẽ là những kinh nghiệm quý báu cho tôi trong quá trình dạy học.