Tác dụng của quả sấu, nước sấu
Tác dụng của quả sấu, nước sấu
Cây sấu có danh pháp khoa học là Dracontomelon duperreanum thuộc họ Đào lộn hột (Anacardiaceae). Là loại cây sống lâu năm lá thường xanh, bán rụng. Sấu còn tên gọi là sấu trắng, long cóc…
Chúng ta thường chỉ có thói quen dùng quả sấu để nấu ăn, làm mứt, nước uống, ít ai biết sấu có thể làm thuốc, ngay cả hoa, lá và vỏ sấu.
Giá trị dinh dưỡng có trong quả sấu
Sấu chín chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng, bao gồm:
80% nước, 1% acid hữu cơ, 1,3% protid, 8,2% glucid, 2,7% cellulose, 0,8% tro, 100mg% calcium, 44mg% phosphor, với sắt và 3mg% vitamin C.
Tác dụng của quả sấu
Chữa nhiệt miệng, trị mụn
Quả sấu có tính mát cũng được sử dụng làm thuốc trị nhiệt miệng, giải khát, giải say rượu, trị phong độc nổi khắp mình mẩy, mụn có, sưng lở, ngứa hoặc đau…
Giảm triệu chứng ốm nghén
Với bà bầu trong thời kì mang thai có thể uống nước sấu để giảm buồn nôn do ốm nghén, đồng thời, giúp thai nhi khỏe mạnh. Tuy nhiên vì nước sấu có đường nên thai phụ không nên uống nhiều.
Làm tăng cường tiêu hóa
Lấy sấu hấp với đường làm nước giải khát uống trong ngày. Hoặc sử dụng quả sấu tươi nấu canh chua ăn.
Làm tăng cường tiêu hóa
Lấy sấu hấp với đường làm nước giải khát uống trong ngày. Hoặc sử dụng quả sấu tươi nấu canh chua ăn.
Giảm cân
Thành phần dinh dưỡng của quả sấu chín gốm có 80% nước, 1,3% protid, 1% acid hữu cơ, 100mg% calcium, 2,7% cellulose, 8,2% glucid, 0,8% tro, 44mg% phosphor cùng với 3mg% vitamin C và chất sắt. Bản thân chứa một lượng nước lớn (80%), quả sấu cung cấp nguồn nước tự nhiên cho cơ thể, không chỉ giúp giải khát có tác dụng tích cực đến quá trình giảm cân.
Nước trong quả sấu sẽ có khả năng làm tăng sự trao đổi chất trong cơ thể, đồng thời tác động làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể xuống. Nước có tác dụng giúp làm tăng chức năng của dạ dày và tăng cường tuần hoàn máu. Khi uống nước khả năng trao đổi chất sẽ tăng từ 10%-20%. Khi đó sẽ làm cho các acid béo bị đốt cháy nhanh và cơ thể sẽ không có khả năng bị tích tụ mỡ thừa.
Trong nước sấu có hàm lượng axit citric cao sẽ có tác dụng làm sạch đường ruột, nhanh chóng loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể. Do tính axit cao nên sấu có tác dụng giúp hạn chế quá trình hấp thu đường vào máu sau mỗi bữa ăn. Lượng canxi hấp thu từ thức ăn và lượng canxi có trong trái sấu sẽ được lưu trữ trong các tế bào, với tế bào chất béo càng nhiều canxi lưu trữ thì khả năng tế bào chất béo bị đốt cháy sẽ càng cao. Một số dưỡng chất khác trong sấu cũng góp phần giúp bạn giảm cân hiệu quả.
Một vài phương thuốc từ quả sấu, cây sấu chữa bệnh
– Chữa nhiệt miệng: Quả sấu cũng được sử dụng làm thuốc trị nhiệt miệng, giải khát.
– Trị phong độc nổi khắp mình mẩy, mụn có, sưng lở, ngứa hoặc đau…
– Chứng nhiệt miệng khô khát, ngứa cổ, đau họng: Lấy từ 4 – 6g cùi quả sấu khô đem sắc với 2 bát nước còn nửa bát, uống sau bữa ăn sáng. Hoặc 8g cùi quả sấu hãm với nước sôi uống trong ngày. Dùng trong một tuần liền. Hoặc có thể lấy quả sấu chín đem dầm với muối hay đường ăn trong ngày.
– Giải rượu: 10g cùi sấu đem hãm với nước sôi để uống, cách 30 phút lại uống một lần.
– Chữa mụn lở loét hoại tử: Lá dùng nấu nước rửa chữa mụn loét hoại tử.
– Chữa ho: Cùi quả sấu tươi 15g, ngâm với ít muối, ngày ngậm 3 – 5 lần, tốt nhất nên ngậm vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Hoặc cùi sấu 25g sắc với 250ml nước còn 100ml, chia làm 2 lần uống, khi uống cho thêm đường. Uống trong 3 ngày.
– Chữa ho cho trẻ em: Lấy hoa sấu hấp cùng mật ong cho trẻ uống ngày vài lần sẽ hiệu nghiệm.
– Chữa bỏng: Vỏ thân cây sấu sử dụng làm thuốc trị bỏng và tử cung xuất huyết v.v. Ở Vân Nam, Trung Quốc người ta còn sử dụng quả sấu giã ra trị ngứa lở, ăn uống không tiêu, còn vỏ rễ cây được làm thuốc trị sưng vú ở phụ nữ.
Một số món ăn với sấu có tác dụng thanh nhiệt giải khát
– Nước canh rau muốn nấu sấu là món ăn khoái khẩu vào những ngày hè nóng nực, có tác dụng thanh nhiệt giải khát và kích thích làm tăng tiêu hóa.
– Mùa hè quả sấu thường được sử dụng nấu canh chua với thịt nạc băm.
– Quả sấu chín ăn làm thuốc giải khát.
– Quả sấu dầm với gừng, đường, ớt tạo thành món ăn có tác dụng tiêu thực.
– Mứt sấu đặc biệt ngon
– Nước sấu ngâm đường có tác dụng giải khát mùa hè.
Canh sấu
Quả sấu xanh là nguyên liệu nấu canh chua phổ biến, dễ nấu, dễ ăn và tạo sự ngon miệng. Sau khi luộc rau muống xong, nếu có điều kiện, người ta thường thêm vào một vài quả sấu là được một món canh chua ngon và mát. Để tăng thêm hương vị, người ta lấy nước thịt luộc với quả sấu, thêm chút hành, ngổ cho dậy mùi. Khác với me, tai chua v.v vị chua của sấu rất riêng, đậm, mát và có mùi thơm. Sấu thường dùng trong những món ăn đơn giản, dế nấu, không đòi hỏi nhiều nguyên liệu phụ.
Quả sấu ấy có thể dùng nấu những nồi canh chua thịt nạc, có thể làm gia giảm cho bát nước rau muống luộc hoặc có thể với những bát canh cá hay món sườn nấu chua. Vị chua của quả sấu tạo cho những bát nước canh một vị chua mát.
Quả sấu ngâm muối
Một sản phẩm chế biến từ quả sấu được ưa thích trong mùa hè là sấu ngâm. Sấu ngâm được lựa chọn rất kỹ lưỡng và các giai đoạn để chế biến cũng rất công phu. Quả sấu được chọn là loại quả vừa đủ già tới, cùi dày, vỏ hơi sần chứ không láng bóng vì quả sấu da vẫn còn láng bóng là quả sấu non, khi làm sẽ bị ủng. Chọn từng quả một đủ tiêu chuẩn chất lượng và không bầm dập. Sau khi chọn được những quả tốt nhất, người ta lấy dao bổ quả sấu tách cùi và hạt ra rồi cho vào ngâm với nước vôi trong hoặc nước pha phèn chua. Thời gian ngâm cũng phải hết sức chú ý, nếu ngâm không đủ thời gian thì quả sấu bị thâm và khi ngâm dễ bị ủng hoặc bị chát. Còn nếu ngâm quá lâu thì cùi sấu lại bị mềm. Ngâm vừa đủ tới thì cùi sấu trắng, dòn khi đem ngâm xong vẫn giữ được hương vị thơm và chua. Vớt ra rửa qua nước sạch, để khô ráo rồi đổ vào lọ. Cứ mỗi một lớp sấu lại rắc lên một lớp muối mỏng nhưng đủ che lấp các chỗ khuyết. Đổ đầy bình thì đậy kín nắp và đem cất. Sau khoảng nửa tháng là có thể đem ra dùng. Một cốc nước sấu có đủ vị ngọt của đường, vị mặn của muối, vị chua và thơm của sấu.
Quả sấu ngâm đường
Chọn quả loại có chất lượng như ngâm muối, sau đó cạo vỏ, gọt dây (cắt khoanh, cắt chữ thập hoặc đập dập sơ tùy ý) rồi ngâm vào nước vôi trong (hoặc nước pha chút phèn chua) mục đích làm cho sấu giòn. Có thể bỏ qua công đoạn ngâm nước vôi hay nước phèn này mà chỉ thực hiện ngâm nước muối loãng. Vớt sấu rửa sạch lại bằng nước đun sôi để nguội hoặc chần qua nước sôi sau đó vớt ra để ráo, cho vào lọ. Đun nước đường (theo tỷ lệ 1 lít nước với 0,8kg đường), hoặc ngâm sấu trong đường qua đêm cho sấu chiết nước và đường tan ra thì vớt sấu ra, đun nước đường cho sôi lên. Đập vài nhánh gừng vào nồi và đun 1-2 phút rồi nhấc xuống để nguội, sau đó đổ vào bình đựng sấu. Loại đường pha vào nước này nên chọn đường đỏ mới ngon, mới giữ được màu vàng khi ngâm sấu. Một vài nhánh gừng già được rửa sạch, đập giập rồi thả vào nồi nước đường để tạo vị thơm và cay của gừng.
Khác với sấu muối là vị ngọt thanh của sấu ngâm đường. Vị của nó thơm, ngọt và đặc biệt là có thêm mùi vị của những nhánh gừng xen lẫn. Một hũ sấu ngâm đường cũng tốn kém công sức và nhiều công đoạn hơn sấu muối.
Sấu ngâm mắm
Sấu có thể làm món ngâm nước mắm rất ngon và để được lâu. Sấu cạo sạch vỏ, ngâm sơ trong nước muối khoảng 10 phút cho không bị thâm và bớt chua. Vớt sấu ra chần qua nước sôi rồi để ráo. Nước mắm đun sôi lên rồi bắc nồi xuống để nguội. Xếp sấu vào lọ và thêm tỏi, ớt cắt lát, đổ nước mắm ngập sấu (có thể dùng dụng cụ gài cho sấu ngập dưới mực nước mắm). Để khoảng 1 tuần trở lên là ăn được
Bí quyết chọn sấu ngon
Để chọn mua sấu xanh tươi ngon, nên chọn kỹ từng quả một. Không nhặt những quả có vỏ thâm, dập. Sấu ngon là quả có lớp vỏ hơi sần. Những quả sấu láng bóng sẽ không ngon vì chúng còn quá non. Chọn quả sấu xanh có cùi dày để được nhiều thịt chua. Không nên lựa chọn quả sấu quá già vì chúng sẽ có rất nhiều hạt to, ít chua.
Khi chọn mua sấu để dự trữ các bạn cần lưu ý:
– Để chọn mua sấu xanh tươi ngon, nên chọn kỹ từng quả một.
– Không nhặt những quả có vỏ thâm, dập. Sấu ngon là quả có lớp vỏ hơi sần. Chọn quả sấu xanh có cùi dày để được nhiều thịt chua.
– Những quả sấu láng bóng sẽ không ngon vì chúng còn quá non, để lâu sẽ bị ủng.
– Không nên lựa chọn quả sấu quá già vì chúng sẽ có rất nhiều hạt to, ít chua.
Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm cách ngâm sấu ngon và giòn.
Cách bảo quản sấu
Để dự trữ sấu ăn quanh năm, bạn cần bảo quản sấu trong ngăn đá tủ lạnh, và bạn cũng cần lưu ý một số mẹo nhỏ sau:
– Nên cạo sạch vỏ sấu (không nên gọt), rửa sạch, để thật ráo nước cho se mặt quả sấu lại. Nhiều người thường chỉ cắt cuống sấu cho hết nhựa chảy ra ngoài, để ráo nước rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh. Cách này cũng được, tuy nhiên, nếu sấu không cạo vỏ thì khi cho thẳng vào nấu canh sẽ có vị chát của vỏ. Hơn nữa, sấu còn tươi, cạo (hoặc gọt) vỏ rất dễ. Nếu để trong ngăn đá rồi sau đem rã đông mới cạo vỏ thì sấu nhũn ra, rất khó làm.
– Bạn lưu ý, không nên cho tất cả sấu vào chung một túi rồi để vào tủ lạnh, vì nếu để cả túi to, thì mỗi lần mở túi lấy sấu ăn, khiến một lượng hơi ẩm lớn sẽ vào túi, cả khối sấu sẽ dính chặt vào với nhau, khó lấy ra từng quả để nấu. Vì vậy, bạn hãy chia sấu ra làm nhiều túi nhỏ, với cách này, bạn sẽ lấy sấu dễ hơn rất nhiều.
– Với sấu chín, quả sẽ không còn nhựa, nên bạn không cần cắt cuống hay cạo vỏ mà chỉ việc rửa sạch để ráo nước rồi đem bảo quản giống sấu xanh.
Cây sấu có danh pháp khoa học là Dracontomelon duperreanum thuộc họ Đào lộn hột (Anacardiaceae). Là loại cây sống lâu năm lá thường xanh, bán rụng. Sấu còn tên gọi là sấu trắng, long cóc…
Chúng ta thường chỉ có thói quen dùng quả sấu để nấu ăn, làm mứt, nước uống, ít ai biết sấu có thể làm thuốc, ngay cả hoa, lá và vỏ sấu.
Giá trị dinh dưỡng có trong quả sấu
Sấu chín chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng, bao gồm:
80% nước, 1% acid hữu cơ, 1,3% protid, 8,2% glucid, 2,7% cellulose, 0,8% tro, 100mg% calcium, 44mg% phosphor, với sắt và 3mg% vitamin C.
Tác dụng của quả sấu
Chữa nhiệt miệng, trị mụn
Quả sấu có tính mát cũng được sử dụng làm thuốc trị nhiệt miệng, giải khát, giải say rượu, trị phong độc nổi khắp mình mẩy, mụn có, sưng lở, ngứa hoặc đau…
Giảm triệu chứng ốm nghén
Với bà bầu trong thời kì mang thai có thể uống nước sấu để giảm buồn nôn do ốm nghén, đồng thời, giúp thai nhi khỏe mạnh. Tuy nhiên vì nước sấu có đường nên thai phụ không nên uống nhiều.
Làm tăng cường tiêu hóa
Lấy sấu hấp với đường làm nước giải khát uống trong ngày. Hoặc sử dụng quả sấu tươi nấu canh chua ăn.
Làm tăng cường tiêu hóa
Lấy sấu hấp với đường làm nước giải khát uống trong ngày. Hoặc sử dụng quả sấu tươi nấu canh chua ăn.
Giảm cân
Thành phần dinh dưỡng của quả sấu chín gốm có 80% nước, 1,3% protid, 1% acid hữu cơ, 100mg% calcium, 2,7% cellulose, 8,2% glucid, 0,8% tro, 44mg% phosphor cùng với 3mg% vitamin C và chất sắt. Bản thân chứa một lượng nước lớn (80%), quả sấu cung cấp nguồn nước tự nhiên cho cơ thể, không chỉ giúp giải khát có tác dụng tích cực đến quá trình giảm cân.
Nước trong quả sấu sẽ có khả năng làm tăng sự trao đổi chất trong cơ thể, đồng thời tác động làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể xuống. Nước có tác dụng giúp làm tăng chức năng của dạ dày và tăng cường tuần hoàn máu. Khi uống nước khả năng trao đổi chất sẽ tăng từ 10%-20%. Khi đó sẽ làm cho các acid béo bị đốt cháy nhanh và cơ thể sẽ không có khả năng bị tích tụ mỡ thừa.
Trong nước sấu có hàm lượng axit citric cao sẽ có tác dụng làm sạch đường ruột, nhanh chóng loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể. Do tính axit cao nên sấu có tác dụng giúp hạn chế quá trình hấp thu đường vào máu sau mỗi bữa ăn. Lượng canxi hấp thu từ thức ăn và lượng canxi có trong trái sấu sẽ được lưu trữ trong các tế bào, với tế bào chất béo càng nhiều canxi lưu trữ thì khả năng tế bào chất béo bị đốt cháy sẽ càng cao. Một số dưỡng chất khác trong sấu cũng góp phần giúp bạn giảm cân hiệu quả.
Một vài phương thuốc từ quả sấu, cây sấu chữa bệnh
– Chữa nhiệt miệng: Quả sấu cũng được sử dụng làm thuốc trị nhiệt miệng, giải khát.
– Trị phong độc nổi khắp mình mẩy, mụn có, sưng lở, ngứa hoặc đau…
– Chứng nhiệt miệng khô khát, ngứa cổ, đau họng: Lấy từ 4 – 6g cùi quả sấu khô đem sắc với 2 bát nước còn nửa bát, uống sau bữa ăn sáng. Hoặc 8g cùi quả sấu hãm với nước sôi uống trong ngày. Dùng trong một tuần liền. Hoặc có thể lấy quả sấu chín đem dầm với muối hay đường ăn trong ngày.
– Giải rượu: 10g cùi sấu đem hãm với nước sôi để uống, cách 30 phút lại uống một lần.
– Chữa mụn lở loét hoại tử: Lá dùng nấu nước rửa chữa mụn loét hoại tử.
– Chữa ho: Cùi quả sấu tươi 15g, ngâm với ít muối, ngày ngậm 3 – 5 lần, tốt nhất nên ngậm vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Hoặc cùi sấu 25g sắc với 250ml nước còn 100ml, chia làm 2 lần uống, khi uống cho thêm đường. Uống trong 3 ngày.
– Chữa ho cho trẻ em: Lấy hoa sấu hấp cùng mật ong cho trẻ uống ngày vài lần sẽ hiệu nghiệm.
– Chữa bỏng: Vỏ thân cây sấu sử dụng làm thuốc trị bỏng và tử cung xuất huyết v.v. Ở Vân Nam, Trung Quốc người ta còn sử dụng quả sấu giã ra trị ngứa lở, ăn uống không tiêu, còn vỏ rễ cây được làm thuốc trị sưng vú ở phụ nữ.
Một số món ăn với sấu có tác dụng thanh nhiệt giải khát
– Nước canh rau muốn nấu sấu là món ăn khoái khẩu vào những ngày hè nóng nực, có tác dụng thanh nhiệt giải khát và kích thích làm tăng tiêu hóa.
– Mùa hè quả sấu thường được sử dụng nấu canh chua với thịt nạc băm.
– Quả sấu chín ăn làm thuốc giải khát.
– Quả sấu dầm với gừng, đường, ớt tạo thành món ăn có tác dụng tiêu thực.
– Mứt sấu đặc biệt ngon
– Nước sấu ngâm đường có tác dụng giải khát mùa hè.
Canh sấu
Quả sấu xanh là nguyên liệu nấu canh chua phổ biến, dễ nấu, dễ ăn và tạo sự ngon miệng. Sau khi luộc rau muống xong, nếu có điều kiện, người ta thường thêm vào một vài quả sấu là được một món canh chua ngon và mát. Để tăng thêm hương vị, người ta lấy nước thịt luộc với quả sấu, thêm chút hành, ngổ cho dậy mùi. Khác với me, tai chua v.v vị chua của sấu rất riêng, đậm, mát và có mùi thơm. Sấu thường dùng trong những món ăn đơn giản, dế nấu, không đòi hỏi nhiều nguyên liệu phụ.
Quả sấu ấy có thể dùng nấu những nồi canh chua thịt nạc, có thể làm gia giảm cho bát nước rau muống luộc hoặc có thể với những bát canh cá hay món sườn nấu chua. Vị chua của quả sấu tạo cho những bát nước canh một vị chua mát.
Quả sấu ngâm muối
Một sản phẩm chế biến từ quả sấu được ưa thích trong mùa hè là sấu ngâm. Sấu ngâm được lựa chọn rất kỹ lưỡng và các giai đoạn để chế biến cũng rất công phu. Quả sấu được chọn là loại quả vừa đủ già tới, cùi dày, vỏ hơi sần chứ không láng bóng vì quả sấu da vẫn còn láng bóng là quả sấu non, khi làm sẽ bị ủng. Chọn từng quả một đủ tiêu chuẩn chất lượng và không bầm dập. Sau khi chọn được những quả tốt nhất, người ta lấy dao bổ quả sấu tách cùi và hạt ra rồi cho vào ngâm với nước vôi trong hoặc nước pha phèn chua. Thời gian ngâm cũng phải hết sức chú ý, nếu ngâm không đủ thời gian thì quả sấu bị thâm và khi ngâm dễ bị ủng hoặc bị chát. Còn nếu ngâm quá lâu thì cùi sấu lại bị mềm. Ngâm vừa đủ tới thì cùi sấu trắng, dòn khi đem ngâm xong vẫn giữ được hương vị thơm và chua. Vớt ra rửa qua nước sạch, để khô ráo rồi đổ vào lọ. Cứ mỗi một lớp sấu lại rắc lên một lớp muối mỏng nhưng đủ che lấp các chỗ khuyết. Đổ đầy bình thì đậy kín nắp và đem cất. Sau khoảng nửa tháng là có thể đem ra dùng. Một cốc nước sấu có đủ vị ngọt của đường, vị mặn của muối, vị chua và thơm của sấu.
Quả sấu ngâm đường
Chọn quả loại có chất lượng như ngâm muối, sau đó cạo vỏ, gọt dây (cắt khoanh, cắt chữ thập hoặc đập dập sơ tùy ý) rồi ngâm vào nước vôi trong (hoặc nước pha chút phèn chua) mục đích làm cho sấu giòn. Có thể bỏ qua công đoạn ngâm nước vôi hay nước phèn này mà chỉ thực hiện ngâm nước muối loãng. Vớt sấu rửa sạch lại bằng nước đun sôi để nguội hoặc chần qua nước sôi sau đó vớt ra để ráo, cho vào lọ. Đun nước đường (theo tỷ lệ 1 lít nước với 0,8kg đường), hoặc ngâm sấu trong đường qua đêm cho sấu chiết nước và đường tan ra thì vớt sấu ra, đun nước đường cho sôi lên. Đập vài nhánh gừng vào nồi và đun 1-2 phút rồi nhấc xuống để nguội, sau đó đổ vào bình đựng sấu. Loại đường pha vào nước này nên chọn đường đỏ mới ngon, mới giữ được màu vàng khi ngâm sấu. Một vài nhánh gừng già được rửa sạch, đập giập rồi thả vào nồi nước đường để tạo vị thơm và cay của gừng.
Khác với sấu muối là vị ngọt thanh của sấu ngâm đường. Vị của nó thơm, ngọt và đặc biệt là có thêm mùi vị của những nhánh gừng xen lẫn. Một hũ sấu ngâm đường cũng tốn kém công sức và nhiều công đoạn hơn sấu muối.
Sấu ngâm mắm
Sấu có thể làm món ngâm nước mắm rất ngon và để được lâu. Sấu cạo sạch vỏ, ngâm sơ trong nước muối khoảng 10 phút cho không bị thâm và bớt chua. Vớt sấu ra chần qua nước sôi rồi để ráo. Nước mắm đun sôi lên rồi bắc nồi xuống để nguội. Xếp sấu vào lọ và thêm tỏi, ớt cắt lát, đổ nước mắm ngập sấu (có thể dùng dụng cụ gài cho sấu ngập dưới mực nước mắm). Để khoảng 1 tuần trở lên là ăn được
Bí quyết chọn sấu ngon
Để chọn mua sấu xanh tươi ngon, nên chọn kỹ từng quả một. Không nhặt những quả có vỏ thâm, dập. Sấu ngon là quả có lớp vỏ hơi sần. Những quả sấu láng bóng sẽ không ngon vì chúng còn quá non. Chọn quả sấu xanh có cùi dày để được nhiều thịt chua. Không nên lựa chọn quả sấu quá già vì chúng sẽ có rất nhiều hạt to, ít chua.
Khi chọn mua sấu để dự trữ các bạn cần lưu ý:
– Để chọn mua sấu xanh tươi ngon, nên chọn kỹ từng quả một.
– Không nhặt những quả có vỏ thâm, dập. Sấu ngon là quả có lớp vỏ hơi sần. Chọn quả sấu xanh có cùi dày để được nhiều thịt chua.
– Những quả sấu láng bóng sẽ không ngon vì chúng còn quá non, để lâu sẽ bị ủng.
– Không nên lựa chọn quả sấu quá già vì chúng sẽ có rất nhiều hạt to, ít chua.
Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm cách ngâm sấu ngon và giòn.
Cách bảo quản sấu
Để dự trữ sấu ăn quanh năm, bạn cần bảo quản sấu trong ngăn đá tủ lạnh, và bạn cũng cần lưu ý một số mẹo nhỏ sau:
– Nên cạo sạch vỏ sấu (không nên gọt), rửa sạch, để thật ráo nước cho se mặt quả sấu lại. Nhiều người thường chỉ cắt cuống sấu cho hết nhựa chảy ra ngoài, để ráo nước rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh. Cách này cũng được, tuy nhiên, nếu sấu không cạo vỏ thì khi cho thẳng vào nấu canh sẽ có vị chát của vỏ. Hơn nữa, sấu còn tươi, cạo (hoặc gọt) vỏ rất dễ. Nếu để trong ngăn đá rồi sau đem rã đông mới cạo vỏ thì sấu nhũn ra, rất khó làm.
– Bạn lưu ý, không nên cho tất cả sấu vào chung một túi rồi để vào tủ lạnh, vì nếu để cả túi to, thì mỗi lần mở túi lấy sấu ăn, khiến một lượng hơi ẩm lớn sẽ vào túi, cả khối sấu sẽ dính chặt vào với nhau, khó lấy ra từng quả để nấu. Vì vậy, bạn hãy chia sấu ra làm nhiều túi nhỏ, với cách này, bạn sẽ lấy sấu dễ hơn rất nhiều.
– Với sấu chín, quả sẽ không còn nhựa, nên bạn không cần cắt cuống hay cạo vỏ mà chỉ việc rửa sạch để ráo nước rồi đem bảo quản giống sấu xanh.