Tổ chức hoạt động nhóm cho một số bài học môn thủ công lớp 1

Tổ chức hoạt động nhóm cho một số bài học môn thủ công lớp 1

I.1/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

        Như chúng ta đã biết, sự phát triển của xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước đòi hỏi sản phẩm giáo dục phải hội đủ các phẩm chất và năng lực nổi lên hàng đầu như: năng lực làm việc nhóm, năng lực hoạt động thực tiễn và năng lực giải quyết vấn đề do cuộc sống đặt ra, năng lực thích ứng.

        Để đáp ứng yêu cầu trên, đòi hỏi giáo dục phải đổi mới toàn diện cả về chất và lượng để tìm ra  được phương thức, cách thức giáo dục phù hợp, phương pháp tổ chức dạy học vừa mang tính hiện đại, kích thích hứng thú học tập của học sinh, vừa đem đến kết quả và chất lượng học tập cao nhất cho người học.

        Trong thời gian qua Bộ giáo dục và Đào tạo đã có nhiều nghiên cứu đổi mới, nhiều dự án, nhiều chương trình tập huấn nhằm tìm ra những phương pháp dạy học thật sự mang lại nhiều hiệu quả cho người học. Một trong các phương pháp được áp dụng rộng rãi, phổ biến nhất hiện nay đó là phương pháp dạy học nhóm, một phương pháp thích hợp cần được sử dụng trong giảng dạy chương trình tiếu học hiện nay.

        Thực tế cho thấy phương pháp dạy học nhóm thích hợp ở tất cả các đối tượng học sinh, Thích hợp ở từng vùng miền và nhiều môi trường giáo dục khác nhau, phương pháp dạy học này đem đến cho người học những thay đổi cơ bản về cách học tập, bồi dưỡng những năng lực mà xã hội đang cần.

        Từ cách nhìn nhận trên đã giúp tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: “ tổ chức hoạt động nhóm cho một số bài học  môn thủ công lớp 1” ở trường Tiểu học Lê Thị Hồng Gấm, huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk.Đó là lí do tôi chọn đề tài này để nghiên cứu

  1. Nội dung và cách thức thực hiện

       Trên cơ sở phân tích lý thuyết trên, có thể xây dựng một số kỹ thuật cơ bản  của PPDH nhóm như sau:

         Xây dựng mục tiêu hoạt động nhóm.

         Thiết kế nhiệm vụ học tập nhóm.

         Thiết kế nhóm học tập, bao gồm việc hình thành nhóm, các loại nhóm và cấu trúc nhóm, kỹ thuật xác định quy mô nhóm.

          Xây dựng mối quan hệ tương tác giữa các thành viên trong hoạt động nhóm.

         Tổ chức, hướng dẫn và quản lí đánh giá hoạt động học theo nhóm của học sinh.

         Khi tổ chức hoạt động học tập của học sinh trong nhóm, GV cần sử dụng hình thức tích hợp, đan xen nhiều hoạt động, nhằm hình thành, bồi dưỡng nhiều dạng năng lực khác nhau cho người học: Năng lực làm việc nhóm, phương pháp học tập và tư duy một cách sáng tạo, năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề,  năng lực thích ứng, năng lực tổ chức và quản lí.

b.1) Một số cách chia nhóm thường sử dụng trong dạy học ở tiểu học.

Nhóm mã màu

 

 

 

 

 

 

       

 

 

 

 

 

 

 

 

b.2) Thành lập nhóm.

Nhóm học tập được thành lập tùy vào ý tưởng của giáo viên theo đặc thù môn học, bài học, nhóm được thành lập như sau:

  • Số lượng thành viên mỗi nhóm khoảng từ 2-6 HS.

– Nhóm hình thành trên sự cộng tác kết hợp của tất cả các thành viên trong nhóm.

          – Kiểu nhóm GV nên thay đổi để tránh khỏi sự nhàm chán, ví dụ chia nhóm theo điểm số, theo biểu tượng, theo ghép hình, theo sở thích…

          – Sau khi đã tập hợp đủ số thành viên, GV có thể chỉ định nhóm trưởng( nhóm trưởng nên luân phiên để tạo cho các em mạnh dạn trước tập thể).

          – Nhóm trưởng có trách nhiệm nhận nhiệm vụ GV giao, sau đó làm rõ yêu cầu, nhiệm vụ của nhóm, phân việc, điều khiển nhóm thảo luận, làm đại diện chính thức cho nhóm.

          – Khi dạy môn Thủ công lớp 1, GV luôn thay đổi kiểu nhóm để tránh sự nhàm chán cho HS. Tuy nhiên, mỗi kiểu nhóm đều có những ưu và nhược điểm sau:

          * Nhóm cố định: Là cách chia nhóm HS không phải di chuyển mà có thể 2-3 HS trong bàn tạo thành nhóm hoặc HS bàn trên quay xuống bàn dưới tạo thành nhóm học tâp.

          + Ưu điểm:

– Mất ít thời gian, có thể áp dụng cho lớp có sỹ số HS đông và bàn ghế chưa phù hợp để có thể sắp xếp chỗ ngồi theo nhóm.

+ Nhược điểm:

  • HS ít có cơ hội giao lưu, chia sẻ với các bạn trong lớp.
  • Một số học sinh ỷ lại, dựa dẫm vào các bạn cùng nhóm.

* Nhóm theo ngẫu nhiên: ( nhóm theo biểu tượng, nhóm theo mã màu, nhóm theo kiểu ghép hình, nhóm theo điểm số…)

+ Ưu điểm:

– Tạo hứng thú học tập cho HS, không khí lớp học vui vẻ, HS có cơ hội học hỏi, giao lưu với nhiều bạn trong lớp.

+ Nhược điểm:

          – Mất thời gian trong việc di chuyển nhóm, khó khăn đối với những lớp có sỹ số đông hoặc bàn ghế chưa phù hợp cho việc học nhóm.

          * Nhóm theo trình độ:

+ Ưu điểm:

          – Phát huy được tính sáng tạo, khả năng vỗn có cho HS ( đối với có trình độ khá và giỏi)

          – GV dễ dàng lựa chọn nội dung phù hợp với đối tượng, trình độ HS.

          – GV dễ theo dõi, nắm rõ tình hình học tập của từng đối tượng HS.

+ Nhược điểm:

  • HS ít có tương trợ nhau trong học tập.

– Nhóm HS có trình độ thấp ít hoạt động, các em hay mặc cảm dẫn đến tự ti, nhút nhát trong học tập.

          * Nhóm tương trợ:

+ Ưu điểm:

– HS luôn có sự tương trợ, giúp đỡ nhau trong học tập, những em yếu dần mạnh dạn hơn, những em khá giỏi có cơ hội chia sẻ, trình bày ý kiến của mình với các bạn trong nhóm.

+ Nhược điểm:

  • Một số HS còn ỷ lại, dựa dẫm vào các bạn cùng nhóm.

b.3) Một số giờ học tổ chức dưới hình thức hoạt động nhóm.

          Vận dụng những vấn đề mang tính lý luận, những yếu tố mang tính kỹ thuật như  đã phân tích ở trên, trong một số giờ học Thủ công, tôi đã tổ chức một số hoạt động học tập dưới hình thức hoạt động nhóm.

                    BÀI 1:  XÉ, DÁN HÌNH QUẢ CAM

          Hoạt động 2: HS thực hành.

  1. Mục tiêu:
  2. Kiến thức.– HS biết được hình dạng quả cam và màu sắc của chúng: quả cam có hình dạng tròn khi chưa chín có màu xanh, khi chín có màu vàng.
  3. Kỹ năng.

                   – Mỗi cá nhân xé, dán được hình quả cam có cuống, lá và dán cân đối, phẳng. Mỗi nhóm biết trình bày sản phẩm theo ý tưởng của nhóm.

                   – Rèn kỹ năng hoạt động nhóm cho HS.

  1. Thái độ

HS có hỗ trợ nhau trong học tập.

– HS yêu quý sản phẩm lao động của mình làm ra.

  1. Cách tiến hành.

          Bước 1:  Chia nhóm( nhóm theo biểu tượng)

          – GV chia lớp có 30 HS ra làm 5 nhóm, mỗi nhóm 6 HS theo cách chia như sau:

                   + GV chuẩn bị 5 nhóm biểu tượng quả cây: xoài, cà, ớt, mận, đu đủ, mỗi loại 6 quả.

                    + Sau hoạt động 1, GV thưởng cho HS một loại quả tùy thích.

          +Sau khi HS chọn cho mình 1 loại quả cây, về cùng một nhóm ( GV chuẩn bị mỗi nhóm một biểu tượng quả to hơn để tượng trưng). Trong khi các em di chuyển để tìm về nhóm, có thể bắt nhịp cho cả lớp cùng hát một bài hát ngắn, yêu cầu các em nhanh chóng tìm về nhóm khi bài hát kết thúc.

                   + Sau khi các em tìm được nhóm của mình, GV phân công nhóm trưởng của mỗi nhóm, yêu cầu các nhóm chú ý lắng nghe GV phân công nhiệm vụ.

          Bước 2:  Giao việc

Gv yêu cầu mỗi cá nhân tự xé một quả cam từ hình vuông, có cuống, lá bằng giấy thủ công, các em tự chọn màu theo ý thích. Sau đó 6 thành viên trong nhóm cùng trình bày sản phẩm của mình lên tờ giấy bìa khổ to theo sự sáng tạo của nhóm. Để các em dễ dàng làm bài, GV định hướng trước.

– Ví dụ: – Nhóm 1: Từ 6 quả cam xếp, dán tạo thành một đĩa cam.

                     – Nhóm 2: Xếp, dán tạo thành 1 lẵng cam.

                    – Nhóm 3: Xếp, dán tạo thành 1 giỏ cam.

                    – Nhóm 4:Xếp, dán tạo thành hình 1 bông hoa

– Nhóm 5:Xếp, dán tạo thành cành cây có 6 quả cam.

– GV giao thời gian hoạt động nhóm trong vòng 15 phút.

– Đưa ra tiêu chí để các nhóm thi đua nhau: Nhóm hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định, mỗi sản phẩm cá nhân hoàn thành ở mức tương đối đúng, đẹp, nhóm có sự hỗ trợ nhau trong hoạt động, sản phẩm trưng bày có tính sáng tạo, dán cân đối thì được đánh giá ở mức hoàn thành tốt.

– Khi các nhóm làm việc, GV đi xung quanh theo dõi, giúp đỡ các em gặp khó khăn còn lúng túng.

Bước 3. Đánh giá sản phẩm.

Hết thời gian qui định, GV yêu cầu các nhóm trình bày sản phẩm lên bảng theo vị trí GV ấn định trước.

– GV tôn trọng ý kiến đánh giá của các nhóm, khen những nhóm có nhận xét đúng.

– Cuối cùng GV chốt lại, cùng đánh giá sản phẩm với cả lớp.Và cuối cùng đánh giá chung các nhóm, khen, khuyến khích cả lớp.

Kết quả: Cả 05 nhóm đều hoàn thành sản phẩm,trong đó có 02 nhóm hoàn thành tốt sản phẩm, 03 nhóm hoàn thành sản phẩm.

         BÀI 2:          GẤP CÁI VÍ

Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn mẫu.

A/ Mục tiêu:

  1. Kiến thức

 – HS nắm được 3 bước để gấp ví.

– Biết được cái ví có hình dạng hình chữ nhật

  1. Kỹ năng

– Rèn kỹ năng diễn đạt bằng lời trước tập thể cho HS.

– Rèn kỹ năng hoạt động nhóm cho HS.

  1. Thái độ

– HS có hỗ trợ nhau trong học  tập.

– HS biết tôn trọng ý kiến của mọi người.

B/ Cách tiến hành.

Bước 1: Chia nhóm( nhóm cố định)

          – Sau khi GV hướng dẫn 3 bước gấp ví trên tờ giấy hình chữ nhật. GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bốn (2 HS bàn trên quay xuống cùng 2 HS bàn dưới tạo thành 1 nhóm) trình bày lại 3 bước thực hành gấp ví.

          – GV cho HS cử nhóm trưởng của nhóm , sau đó yêu cầu nhóm trưởng phân công cho từng thành viên trong nhóm với nhiệm vụ mỗi bạn sẽ lần lượt nêu lại 1 trong 3 bước gấp ví, bước 3 là bược khó nhất trong 3 bước nên cần cho nhiều bạn nhắc lại hơn bước 1 và 2.

 Bước 2: Giao việc.

– Gv giao thời gian hoạt động nhóm trong vòng 10 phút.

– Đưa ra tiêu chí để các nhóm thi đua nhau: Mỗi nhóm sẽ trình bày lần lượt 3 bước gấp ví ( mỗi bạn trình bày 1 bước, nếu có sai sót trong nhóm có thể bổ sung sau đó), theo hình vẽ SGK. Nếu trình bày đúng 3 bước theo quy định, rõ ràng thì sẽ được đánh giá ở mức hoàn thành tốt.

 – Khi các nhóm làm việc, GV đi xung quanh theo dõi, giúp đỡ các em gặp khó khăn còn lúng túng.

Bước 3.  Đánh giá

– Hết thời gian quy định, GV yêu cầu các nhóm lần lượt trình bày gấp cái ví bằng giấy thủ công theo 3 bước.

– GV cho các nhóm nhận xét lẫn nhau theo các ý: Nhóm bạn trình bày đúng quy trình 3 bước theo sơ đồ hình vẽ trên bảng chưa, các bạn trình bày rõ ràng hay còn lúng túng, sai sót chỗ nào không, nhóm em học tập được gì ở nhóm bạn.?

Và cuối cùng đánh giá chung các nhóm, khen, khuyến khích cả lớp.

Kết quả: Tất cả các nhóm đều trình bày rõ ràng đúng theo sơ đồ.

BÀI 3          CẮT, DÁN VÀ TRANG TRÍ NGÔI NHÀ

Hoạt động 1: HS thực hành dán ngôi nhà và trang trí trên tờ giấy nền.

A/ Mục tiêu:

  1. Kiến thức

 – Học sinh biết được ngôi nhà gồm có 3 phần cơ bản đó là: thân nhà, mái nhà, cửa ra vào và cửa sổ. Biết được hình dạng của các bộ phận đó ( thân nhà hình chữ nhật, mái nhà là hình chữ nhật cắt bỏ đi 2 hình tam giác 2 bên, cửa ra vào cũng là hình chữ nhật, của sổ hình vuông

  1. Kỹ năng

– Học sinh sẽ dán và trang trí được ngôi nhà bằng giấy thủ công có hàng rào, hoa lá, mặt trời…từ những sản phẩm đã làm được ở tiết 1 và hoạt động 1( tiết 2).

– Rèn kỹ năng hoạt động nhóm cho HS.

  1. Thái độ

– Học sinh có hỗ trợ nhau trong học tập.

– Học sinh biết yêu quý sản phẩm lao động của mình.

B/ Cách tiến hành.

          Bước 1: Chia nhóm ( nhóm tương trợ theo mã màu)

          – Giáo viên chia lớp có 30 HS làm 5 nhóm , mỗi nhóm 6 HS theo cách chia như sau:

          + Giáo viên  chuẩn bị 5 nhóm mã màu ( xanh, đỏ, tím, vàng, cam, nâu) mỗi nhóm có 6 hình cùng một màu.

          + Sau hoạt động 1, gv sẽ phát cho HS một hình ( Khi phát GV để ý trong nhóm 6 HS có 6 hình cùng màu sẽ có trình độ khác nhau: giỏi, khá, trung bình, yếu. Ý đồ của GV chia nhóm HS có các trình độ khác nhau để những em khá, giỏi, hỗ trợ, giúp đỡ những em yếu hơn trong khi hoạt động nhóm).

          + Sau khi phát cho mỗi HS một hình, GV yêu cầu HS có hình cùng một màu về cùng một nhóm ( GV chuẩn bị mỗi nhóm một hình to hơn để tượng trưng).

          + Giáo viên  phân công nhóm trưởng của mỗi nhóm, yêu cầu các nhóm chú ý lắng nghe GV giao nhiệm vụ.

           Bước 2: Giao việc.

– Giáo viên  yêu cầu mỗi nhóm từ những sản phẩm đã làm ở tiết 1 và hoạt đông 1( tiết 2), các nhóm sẽ tự dán và trang trí ngôi nhà bằng giấy  thủ công có hàng rào, hoa lá, mặt trời…

– Giáo viên giao thời gian hoạt động nhóm trong vòng 15 phút.

– Đưa ra tiêu chí để các nhóm thi đua nhau: Mỗi nhóm hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định, sản phẩm hoàn thành ở mức tương đối đúng, đẹp, nhóm có sự hỗ trợ nhau trong hoạt động, sản phẩm được trình bày có sáng tạo, dán cân đối thì được đánh giá ở mức hoàn thành tốt.

– Khi các nhóm làm việc, GV đi xung quanh theo dõi, giúp đỡ các em gặp khó khăn còn lúng túng.

Bước 3.  Đánh giá sản phẩm

-Hết thời gian quy định, GV yêu cầu các nhóm trình bày sản phẩm lên bảng theo vị trí GV ấn định trước.

          Kết quả: Tất cả 05 nhóm đều hoàn thành sản phẩm. Trong đó có 03 nhóm hoàn thành tốt sản phẩm (dán cân đối, đúng, đẹp), 02 nhóm hoàn thành sản phẩm.

III.1/ KẾT LUẬN:

 Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng thực hiện đề tài tôi nhận thấy: Cùng một tiết dạy, cùng những gợi ý của SGK và SGV nhưng tiết dạy có vận dụng PPDH nhóm thể hiện ý tưởng dạy học riêng của mỗi GV về hình thức tổ chức dạy học mang tính sáng tạo, tính đa dạng và phong phú. Điều đó đã đem lại hiệu quả cao cho tiết dạy. Tuy nhiên, bất kỳ một PPDH nào cũng có những hạn chế nhất định, PPDH nhóm không thể áp dụng cho tất cả các hoạt động trong một tiết dạy, hay tất cả các tiết dạy mà đòi hỏi người GV cần biết lựa chọn, ở hoạt động nào, tiết dạy nào áp dung PPDH nhóm sẽ đem lại hiệu quả. Làm được điều này có quyền khẳng định chúng ta đã thực sự thực hiện được nhiệm vụ đổi mới PPDH trong điều kiện có thể, đáp ứng về yêu cầu đổi mới PPDH, chuyển tải được quá trình dạy học của GV thành quá trình tự học của HS.

          – Đề tài nghiên cứu  nghiên cứu được làm trên cơ sở những lý thuyết được học ở nhà trường, những kinh nghiệm thức tế trong dạy học của bản thân. Tuy nhiên do những hạn chế nhất định nên tôi chỉ trình bày những ý tưởng  trong đề tài này này. Vì vậy đề tài  không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự thông cảm và nhận được ý kiến đóng góp của quý  đồng nghiệp và bạn đọc để nhận thức của tôi về vấn đề này được sâu sắc hơn.

Bấm vào đây để tải về

 

 

Copyright 2019 © Kinh nghiệm dạy học | Thiết kế bởi Web Bách Thắng