Thực hiện chế độ ăn lành mạnh giúp giảm nồng độ cholesterol, cải thiện sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần,…
Tuy nhiên, một số người quan niệm rằng có một cơ thể gầy, mảnh mai hoặc cơ bắp trông đẹp hơn, do đó họ thường thực hiện các chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, tập luyện không khoa học. Chế độ ăn không lành mạnh khiến sức khỏe suy yếu từng ngày.
Sức khỏe thể chất ảnh hưởng trực tiếp đến cách chúng ta nhìn, cảm nhận, hành động và suy nghĩ, chế độ ăn không lành mạnh có thể dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực cho cơ thể:
• Sâu răng
• Thiếu máu
• Loãng xương
• Tóc yếu
• Ảnh hưởng tới vẻ ngoài
• Giảm khả năng miễn dịch và sức khỏe
• Không tỉnh táo
• Giảm khả năng hoạt động cơ bắp
Phụ nữ ăn kiêng quá mức để giảm cân, đặc biệt là phụ nữ mang thai, có thể khiến trẻ sinh ra gặp một số vấn đề sức khỏe như: thiếu máu, nhẹ cân, sinh non, nguy cơ phát triển một số dị tật bẩm sinh khác.
Chế độ ăn không lành mạnh có thể dẫn đến một số bệnh như:
• Nồng độ cholesterol cao
• Bệnh tim mạch – Đột quỵ
• Béo phì• Tăng huyết áp
• Ung thư
• Gout
• Tiểu đường
• Trầm cảm
• Rối loạn ăn uống
• Ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần
1. Nồng độ cholesterol trong máu cao:
Chế độ ăn giàu chất béo là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nồng độ cholesterol trong máu cao. Ngày nay, chúng ta có xu hướng lựa chọn đồ ăn nhanh để tiết kiệm thời gian, các loại đồ ăn nhanh có hàm lượng chất béo cao, dẫn đến tăng nồng độ cholesterol.
2. Bệnh tim mạch – Đột quỵ:
Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, hàm lượng chất béo cao và ít chất xơ, kết hợp lối sống ít vận động khiến các mảng bám tích tụ trong thành mạch, làm tăng nguy cơ đột quỵ và mắc bệnh tim.
3. Béo phì:
Dinh dưỡng kém là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh béo phì.
4. Tăng huyết áp:
Thường xuyên ăn các loại thực phẩm quá ngọt, quá mặn, có hàm lượng caffein cao, đồ ăn vặt hoặc thực phẩm tinh chế có thể dẫn đến tăng huyết áp, hay bệnh cao huyết áp. Bệnh cao huyết áp rất khó phát hiện và có thể gây tử vong.
5. Ung thư:
Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng có mối liên hệ với một số bệnh ung thư như ung thư đại tràng, ung thư vú và ung thư bàng quang. Bước đầu tiên để ngăn ngừa bệnh ung thư là hạn chế ăn các thực phẩm có đường tinh luyện, dầu hydro hóa, nitrat, thịt đã qua chế biến, thịt xông khói và bánh rán.
6. Bệnh Gout :
Do dinh dưỡng kém, cơ thể bắt đầu sản xuất quá nhiều axit uric. Axit uric tích tụ trong các khớp gây ra bệnh Gout. Bệnh Gout liên quan đến việc ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo và các loại hải sản như cá mòi, hàu,…. Thậm chí ăn quá nhiều thịt gia cầm, thịt đỏ và sữa nguyên chất cũng có thể dẫn đến bệnh gout.
7. Tiểu đường:
Ăn nhiều thực phẩm chứa đường tinh luyện, thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm nhiều chất béo trong thời gian dài sẽ gây ra bệnh tiểu đường.
8. Trầm cảm:
Ám ảnh về cân nặng, ăn uống vô thức, hoặc ăn quá nhanh và ăn thiếu dinh dưỡng có thể dẫn đến rối loạn tinh thần, thậm chí trầm cảm.
9. Rối loạn ăn uống:
Nếu bạn luôn để ý đến những gì bạn ăn, số lượng thực phẩm bạn ăn, và ảnh hưởng của những loại thực phẩm đó đến trọng lượng cơ thể, bạn kiểm tra cân nặng mỗi ngày, có thể bạn mắc chứng rối loạn ăn uống. Điều này khiến bạn ăn nhiều thức ăn có giá trị dinh dưỡng thấp.
10. Ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần:
Khi cơ thể không được cung cấp đủ các dinh dưỡng cần thiết, có thể dẫn đến trầm cảm, ám ảnh và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác.
Một số lưu ý trong ăn uống:
• Để tránh những biến chứng xảy ra, bạn cần tìm hiểu về các loại thực phẩm và những lợi ích chúng mang lại cho cơ thể.
• Thực hiện chế độ ăn cân bằng cân bằng dinh dưỡng bao gồm carbohydrate, chất béo, protein, vitamin, khoáng chất, và chất xơ.
• Thay vì đi ăn ở ngoài, bạn nên nấu ăn ở nhà.
• Nên hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều đường tinh chế, muối, caffein và thực phẩm chế biến sẵn
• Uống nhiều nước và thường xuyên tham gia các hoạt động thể chất; điều giúp bạn cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần.