Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ dân tộc.

1. Giáo dục lễ giáo thông qua tiết học:

 Để lồng gép nội dung giáo dục lễ giáo cho trẻ vào các môn học, với nội dung bài dạy có nhiều ưu thế nhằm hình thành cho trẻ những tình cảm, cảm xúc, tình yêu thương giữa con người với con người, giữa con người với vạn vật xung quanh, rồi tình yêu quê hương đất nước, thói quen về hành vi văn minh trong cuộc sống. Từ đó, trẻ được tham gia vào nhiều hoạt động như: Đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch, hát múa, khám phá môi trường xung quanh, tạo hình, học toán, chữ cái… Thông qua các bài học giúp trẻ lĩnh hội được những tri thức tình cảm vào tâm trí trẻ, từ đó trẻ có thói quen về hành vi lễ phép, hành vi có văn hóa…

*Ví dụThông qua môn văn học:

– Qua giờ kể chuyện “Ba cô gái” Cô có thể lồng ghép để giáo dục lễ giáo cho trẻ như:

Cô có thể đặt câu hỏi đàm thoại với trẻ:

 Bà cụ sinh được mấy người con, Bà phải làm lụng như thế nào để nuôi các con khôn lớn, nhờ có bàn tay chăm sóc của mẹ mà các cô gái đã lớn và đẹp như thế nào, Các cô đi lấy chồng có về thăm mẹ không, nhận được tin mẹ ốm ai là người về thăm mẹ ngay, trong Ba người con ai là người yêu thương mẹ mình nhất, làm sao con biết, các con có thương mẹ mình không, vậy khi mẹ ốm các con phải làm gì, các con có vâng lời cha mẹ không, vâng lời cha mẹ các con phải làm gì ?

Khi trẻ trả lời cô phải nhắc nhở trẻ phải vòng tay và trả lời hết câu như: Thưa cô dạ có, thưa cô dạ không, thưa cô con có, thưa cô con không… không trả lời trống không. Qua đó tôi đã giáo dục cách xưng hô lễ phép cho trẻ, đồng thời thông qua bài học tôi cũng đã giáo dục trẻ biết yêu thương, kính trọng ông bà, cha mẹ, anh chị và sống có hiếu với ông bà, cha mẹ, anh chị, biết nhường nhịn em mình… 

– Hoặc thông qua câu chuyện “Quả bầu tiên”

Cô có thể đàm thoại với trẻ là: Các con thấy cậu bé là người như thế nào, cậu bé có thương Én không, Én có muốn bỏ cậu bé để đi tránh rét không, vì sao, vì có tính thật thà và lòng nhân hậu của cậu bé mà cậu bé đã được chim Én trả ơn bằng cái gì, lão nhà giàu có ác không, lão có thương con Én thật không, làm sao con biết, vậy các con có thương chim Én không, nếu thương én thì các con làm gì ?…

Qua câu chuyện tôi giáo dục trẻ, tính thật thà, lòng nhân hậu, dạy trẻ yêu cái thiện, ghét cái ác, hình thành cho trẻ lòng nhân ái đối với mọi người và vạn vật xung quanh.

Thông qua môn học Làm quen chữ cái:

Vào giờ học cô có thể lồng ghép các bài thơ, bài hát có nôi dung mang tính giáo dục lễ giáo cao để giáo dục trẻ, và nhắc nhở trẻ ngồi ngay ngắn, khi nghe cô hỏi nếu muốn trả lời thì phải giơ tay, khi trả lời thì phải vòng tay, không nói theo, học xong phải biết cất đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp, biết giữ gìn bảo quản đồ dùng. Qua bài học tôi cũng đã giáo dục được cho trẻ về mọi hành vi văn minh và rèn luyện thói quen gọn gàng, ngăn nắp.

Thông qua giờ học tạo hình: “Vẽ bạn “.

Cô có thể đàm thoại với trẻ: Trong lớp mình gồn có những ai, các con có yêu thương các bạn không, yêu thương các bạn các con phải làm gì … ?

Qua bài học, cô giáo dục trẻ lòng thân ái yêu thương, giúp đỡ bạn bè.

Thông qua giờ học âm nhạc: Bài “Cô giáo như mẹ hiền”.

Đàm thoại:

Cô giáo có yêu thương các con không? Vậy các con phải làm thế nào để được cô giáo thương nào?

Vậy còn các con có yêu thương và kính trọng cô giáo không, yêu thương và kính trọng cô giáo các con phải làm gì, nhân ngày 8-3 các con định tặng cô món quà gì nào, khi tặng hoa cho cô, các con tặng bằng mấy tay ?

 Thông qua đó giáo dục trẻ biết yêu thương và kính trọng cô giáo, khi trẻ nhận hoặc trao vật gì với người lớn nên trao hoặc nhận phải bằng hai tay, và khi nhận các con phải biết nói lời cảm ơn.

Thông qua môn Khám phá khoa học:

Thông qua bài học “Tìm hiểu một số loại hoa” 

Cô giáo có thể đàm thoại: Hoa có đẹp không, hoa dùng để làm gì, hoa có ích lợi như thế nào ?

Qua bài học, cô giáo dục các cháu khi nghe cô hỏi, nếu muốn trả lời thì phải giơ tay, khi trả lời thì phải vòng tay, không nói theo, không ngắt hoa bừa bãi, mà phải biết chăm sóc và bảo vệ hoa, để hoa cho ta nhiều lợi ích và hoa là vẻ đẹp của thiên nhiên, làm cho cuộc sống chúng ta thêm tươi đẹp.

Thông qua giờ học thể dục:

Cô giáo dục trẻ chăm chỉ tập thể dục, tập đều đặn giúp cơ thể cân đối, khoẻ mạnh, trong giờ học các con phải đứng đúng khoảng cách, không tren lấn xô đẩy lẩn nhau.

Thông qua giờ thể dục cô giáo dục trẻ phải đoàn kết với nhau,và chăm chỉ tập luyện để cho cơ thể thêm khỏe mạnh.

2. Giáo dục lễ giáo vào hoạt động vui chơi:

Đối với trẻ lứa tuổi này trẻ “ Học mà chơi, chơi mà học”, trong giờ vui chơi trẻ được thực hành trải nghiệm nhiều vai chơi khác nhau trong cuộc sống hàng ngày của người lớn, nên tôi tiến hành lồng gép giáo dục lễ giáo vào hoạt động vui chơi, qua đó trẻ được giao tiếp ứng xử những câu chào hỏi lễ phép, biết cảm ơn, xin lỗi, trao nhận bằng hai tay, trong khi trẻ tham gia hoạt động tôi theo dõi quan sát lắng nghe, nắm bắt được tính cách từng cá nhân trẻ, để kịp thời uốn nắn cho trẻ khi có biểu hiện chưa chuẩn mực. Qua đó hình thành ở trẻ thói quen hành vi văn minh trong giao tiếp và biết sắp xếp đồ chơi gọn gàng sau khi chơi xong.

* Ví dụQua trò chơi phân vai “bác sĩ”

Bác sĩ biết ân cần chăm sóc, thăm hỏi bệnh nhân, biết cư xử lịch sự, ăn nói nhẹ nhàng, xưng hô chuẩn mực như: cô, chú, bác, cháu đau chỗ nào, đau ra sao ? Nhớ uống thuốc đều đặn nhé, để mau lành bệnh ….

Đối với bệnh nhân thì phải nghe lời bác sĩ, khi nhận thuốc, nhận đơn thuốc thì phải nhận bằng hai tay và biết nói lời cảm ơn đối với y tá, bác sĩ.

Trò chơi bán hàng:

Trẻ nhập vai người bán hàng: Cô, chú mua gì ạ ?

Trẻ nhập vai người mua hàng: Tôi mua rau cô à, bao nhiêu một cân rau vậy cô, tôi cảm ơn cô nhé.

Khi trẻ chơi bán hàng cô giáo dục trẻ lúc đông người các bác phải biết xếp hàng thứ tự, khi trao và nhận hàng thì phải cầm bằng hai tay, biết mời, chào và nói lời cảm ơn. Hoặc thông qua các góc chơi khác như: góc nấu ăn, gia đình, góc xây dựng…trẻ không tranh dành đồ chơi, biết nhường nhịn, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, tạo mối quan hệ đoàn kết giữa các bạn trong nhóm, và giữa nhóm này với nhóm kia …

Khi chơi xong phải biết cất đồ chơi vào đúng nơi quy định.

Đây là một cộng đồng thu nhỏ mà thông qua đó trẻ tái tạo lại cảnh diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của người lớn. Thông qua hoạt động vui chơi này rèn cho trẻ có thói quen gọn gàng ngăn nắp, và giáo dục trẻ biết thể hiện các mối quan hệ trong xã hội, hành vi trong giao tiếp, cách xưng hô ứng xử với mọi ngưới xung quanh…đồng thời thông qua hoạt động này, làm cho trẻ tự tin hơn trong khi giao tiếp, và ứng xử với mọi người xung quanh.

Từ đó, trẻ đã hết nói trống không, không nói câu cụt, câu què, trẻ biết nói và trả lời đầy đủ câu, biết xưng hô chuẩn mục, không tranh dành đồ chơi, biết xếp đồ chơi gọn gàng sau khi chơi và để đúng nơi quy định.

3. Giáo dục lễ giáo thông qua mọi lúc mọi nơi:

Giáo dục lễ giáo cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi đây là một biện pháp hết sức quan trọng vào việc hình thành nhân cách cho trẻ, bởi trẻ mẫu giáo mới bắt đầu hình thành trí nhớ có chủ định, cho nên trẻ dễ nhớ nhưng mau quên. Vì vậy, hoạt động ở mọi lúc mọi nơi là thời gian cô gần gủi trẻ nhiều nhất, để theo dõi được từng cá nhân trẻ, bất cứ khi nào, bất cứ lúc nào cô cũng lồng ghép được nội dung giáo dục lễ giáo cho trẻ, thông qua hoạt động này cô thường xuyên nhắc nhỡ và giáo dục trẻ để hình thành cho trẻ về thói quen hành vi văn minh “Lễ giáo” cho trẻ.   

Giờ đón trẻ hoặc trả trẻ giáo viên luôn ân cần và chuẩn mực trong khi giao tiếp với bố mẹ trẻ, tôi tập cho trẻ đến lớp chào cô, sau đó chào tạm biệt bố mẹ để vào lớp học, vào lớp chào bạn bè. Trong thời gian này cô gần gủi, ân cần, tập cho trẻ nói tiếng phổ thông, trò chuyện cởi mở với trẻ, tạo niềm tin cho trẻ, để từ đó trẻ sẽ bộc lộ tâm tư tình cảm, cảm xúc của mình về gia đình, bạn bè… qua đó cô giáo dục tình yêu thương, lòng nhân ái đối với mọi người xung quanh.

Trong giờ chơi tự do, hay giờ lao động, sinh hoạt ngoài trời nếu cháu làm việc gì sai đối với bạn, với cô thì giáo viên phải nhắc nhở, sửa sai cho trẻ phải biết xin lỗi cô, xin lỗi bạn,  nếu ai cho gì thì các con phải nhận bằng hai tay và nói lời cảm ơn.

Trong giờ chơi giáo viên luôn luôn nhắc nhở các cháu đoàn kết với bạn bè, không tranh giành đồ chơi, không được xô đẩy và đánh nhau, phải biết giúp đỡ lẫn nhau.

Qua hoạt động dạo chơi giáo viên thường xuyên tập cho trẻ biết bảo vệ môi trường như: Không vứt rác bừa bãi, không vẽ bậy lên tường, không ngắt lá bẻ cành cây, biết chăm sóc tưới nước cho cây, thích lao động, yêu thiên nhiên, biết chăm sóc bảo vệ vật nuôi, biết giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp.

Trong giờ ăn, giáo viên tập cho trẻ trước khi ăn là phải vệ sinh chân tay, mặt mũi sạch sẽ, khi nhận cơm phải nhận bằng 2 tay và biết cảm ơn. Khi ăn phải biết mời cô, mời các bạn, ăn uống phải từ tốn, nhai kỹ, không được làm rơi cơm và thức ăn, nếu làm rơi đồ ăn thì phải lượm bỏ vào chén đựng đồ ăn rơi, trong khi ăn không được nói chuyện mất vệ sinh, nếu bị ho và hắt hơi thì phải che miệng và quay mặt đi chỗ khác, Đồng thời khi trẻ ăn cô nên tạo một không khí vui vẻ thật thoải mái để giúp trẻ ăn ngon miệng. Như vậy tôi đã giáo dục cho trẻ về hành vi văn minh trong khi ăn uống.

Chúng cháu mời cô ăn cơm. Tôi mời các bạn ăn cơm. Cô mời các con ăn cơm.

Ngoài ra bắt đầu giờ ngủ trưa còn cho trẻ nghe những câu chuyện những bài hát những câu ca dao mang nặng tình cha, tình me, tình thầy trò, tình bạn bè, tình yêu quê hương đất nước…để in sâu trong tâm trí trẻ.

Như vậy giáo dục lễ giáo cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi đã giúp trẻ cảm nhận được những “điều hay việc tốt” những tình cảm yêu thương trong cuộc sống, và đã hình thành cho trẻ một nhân cách con người mới trong xã hội hiện nay.

4. Thông qua góc tuyên truyền lễ giáo :

Góc lễ giáo của lớp không thể thiếu, đây là biện pháp rất hiệu quả đối với chuyên đề giáo dục lễ giáo, bởi lẽ trẻ mẫu giáo ở lứa tuổi này mới bắt đầu hình thành trí nhớ có chủ định nên đặc biệt trẻ dễ nhớ, nhưng lại mau quên, trẻ phải tư duy bằng trực quan hình tượng là chủ yếu. Chính vì vậy cô cần phải trang trí góc tuyên truyền phải sinh động, hấp dẫn để lôi cuốn trẻ, từ đó trẻ được quan sát những hình ảnh gương tốt, việc tốt hoặc qua thơ ca, chuyện kể thì trẻ dễ tiếp thu, và cảm nhận được việc làm nào tốt, việc làm nào xấu một cách dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, thông qua góc tuyên truyền lễ giáo này, giúp phụ huynh nắm bắt được kế hoạch chăm sóc giáo dục của cô, để có biện pháp hổ trợ cùng cô trong công tác chăm sóc giáo dục lễ giáo cho trẻ đem lại hiệu quả cao.

Sưu tầm tranh ảnh có nội dung giáo dục lễ giáo để trưng bày cho trẻ xem, hoặc các bài thơ, bài hát có nội dung mang tính giáo dục cao, để khi rảnh cùng trẻ đọc.

Tuyên truyền tới các bậc phụ huynh, về nhà dạy cho trẻ nói tiếng phổ thông, kể và hát cho các cháu nghe những câu chuyện, những bài hát đậm đà tình cảm, nang tính giáo dục cao, để hình thành cho trẻ những tình cảm yêu thương con người, yêu quê hương đất nước…

Sưu tầm những tranh ảnh có nội dung giáo dục lễ giáo dán vào cho trẻ xem, kèm theo các bài thơ hay bài hát nội dung phù hợp với hình ảnh, thời gian rảnh lôi cuốn trẻ vào góc lễ giáo và trò chuyện, đàm thoại với trẻ về những hành vi văn minh, nếp sống văn hóa cho trẻ hiểu.

Hàng tháng lên kế hoạch chủ điểm có lồng gép giáo dục lễ giáo vào tranh ảnh, thơ ca, có nội dung phù hợp với chủ điểm từng tháng.

Từ đó: Việc áp dụng với biện pháp này, trẻ trở nên lễ phép hơn, hiểu việc làm của cô nhiều hơn, cách ứng xử trong giao tiếp văn minh hơn.

5. Phối hợp với các bậc phụ huynh:

 Với mục tiêu xã hội hoá giáo dục, thì gia đình cũng đóng một vai trò không nhỏ trong việc giáo dục trẻ. Trong buổi họp mặt phụ huynh đầu năm giáo viên cần trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của việc giáo dục lễ giáo đối với trẻ mẫu giáo, nhất là trẻ mẫu giáo ở trên địa bàn xã Ea Hồ, do trẻ mới bắt đầu làm quen với thế giới bên ngoài, chưa hiểu tiếng cô, trong khi sự quan tâm của bậc làm cha làm mẹ còn rất hạn chế.  Bên cạnh đó nước ta đang trong thời kỳ mở cửa hội nhập với nhiều nền văn hoá và trò chơi giải trí của phương tây đã ảnh hưởng một phần không nhỏ về hành vi văn minh của trẻ. Trẻ có thể đối xử thô bạo với bạn bè và có những lời không phải đối với bố mẹ, cô giáo và người lớn khi không đồng tình với cách làm của trẻ.  Từ đó để phụ huynh nhận thức được ý nghĩa của vấn đề, để cùng cô giáo và nhà trường giáo dục lễ giáo cho trẻ.

Phụ huynh lớp Lá 2 Trường Mẫu giáo Hoa B’Lang hơn 98% là người dân tộc tại chỗ dân trí thấp, hầu hết là họ làm nghề nông nên họ ít quan tâm đến con em mình, qua các cuộc họp phụ huynh hoặc những buổi truyền thông tôi luôn phổ biến và tuyên truyền cách nuôi con khỏe và dạy con ngoan theo khoa học và cách giáo dục lễ giáo đối với trẻ lúc ở nhà. Phụ huynh phải giành thời gian chăm sóc con em mình như vệ sinh thân thể, chải răng đúng cách, ăn uống hợp vệ sinh… phụ huynh phải luôn mẫu mực trong khi giao tiếp ở nhà để trẻ noi theo. Đồng thời chú ý sửa sai kịp thời khi trẻ mắc phải sai phạm trong khi giao tiếp đối với bạn bè, và những người xung quanh…

Tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh hàng tháng bằng cách thông qua sổ bé ngoan về sự tiến bộ của các cháu để phụ huynh nắm bắt kịp thời. Qua một thời gian thực hiện đã có những tiến bộ rõ rệt, như xưng hô lễ phép, lịch sự trong khi giao tiếp đúng như câu ca dao đã nói “Một cây làm chẳng nên non. ba cây chụm lại nên hoàn núi cao”. Đúng vậy! Nếu chúng ta cùng đồng lòng góp sức vào sự nghiệp giáo dục thì chắc chắn sẽ thành công.

6.  Giáo dục lễ giáo thông qua ngày hội, ngày lễ:

Như chúng ta đã biết: truyền thống của người Việt luôn “Tôn sư trọng đạo”, “Uống nước nhớ nguồn”. Vì vậy thông qua các hoạt động tổ chức ngày hội ngày lễ như ngày giỗ Tổ Hùng Vương 10/3, Tết quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày Quốc tế phụ nữ  8/3… Từ những ý nghĩa đó, tôi đã tổ chức các hoạt động văn nghệ để chào mừng, đồng thời ôn lại truyền thống của dân tộc để giáo dục trẻ biết gữi gìn truyền thống và lòng tự hào về dân tộc, biết nhớ ơn và kính trọng những anh hùng đã hy sinh vì tổ quốc, vì dân tộc, vì lợi ích trồng người. Nhằm hình thành cho trẻ lòng tự hào, kính yêu đối với mọi người, thông qua đó khuyến khích trẻ học tập và phấn đấu để trở thành một người con có ích cho xã hội, một nhân tài của đất nước.

7. Xây dựng cảnh quan sư phạm trong lớp học:

Toàn ngành chúng ta đang thực hiện chủ đề “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”,  “Mỗi thầy cô là một tấm gương tự học và sáng tạo”. Vì vậy việc xây dựng cảnh quan sư phạm trong phòng học, môi trường xung quanh cũng là một vấn đề mà giáo viên cần chú trọng trong năm học này, giáo viên luôn chú ý làm sao tạo cảnh quan trong phòng học phải đẹp mắt, sáng tạo, đồ dùng đồ chơi được sắp xếp, gọn gàng, ngăn nắp, từng góc riêng biệt mỗi góc đều làm mới, để lôi cuốn trẻ, tạo sự hấp dẫn và cảm giác thích thú luôn mong muốn thích đi học của trẻ. Đặc biệt là góc thiên nhiên, được trang trí và trồng nhiều cây xanh để tạo cho trẻ một không gian xanh, mỗi ngày trẻ có thể tự mình chăm sóc cây xanh, giáo dục trẻ biết yêu vẻ đẹp của thiên nhiên. Qua hoạt động này kích thích trẻ yêu lao động, tạo tình cảm của trẻ với thế giới xung quanh, gần gũi và thân mật, đã trở thành thói quen ở trẻ.

Để tạo cảnh quan sân trường, trước giờ học thể dục sáng giáo viên thường xuyên cho trẻ nhặt rác, nhặt lá cây để tạo môi trường sạch đẹp. Đối với góc học tập, và góc đựng đồ chơi đầu tuần nên tổ chức cho trẻ thi đua lau chùi, sắp xếp gọn gàng. Nhờ vậy, qua mỗi lần tổ chức hoạt động học, hoạt động vui chơi trẻ chơi xong thu dọn sắp xếp đồ chơi gọn gàng và ngăn nắp.

Ngoài ra cần giáo dục trẻ khi ăn quà, hoặc các giờ học tạo hình là các con phải bỏ rác vào soạt đúng nơi quy định, không được xả rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường.

8.  Cô gương mẫu chuẩn mực:

Ở lứa tuổi mẫu giáo trẻ hay bắt chước, luôn thích được cô yêu thương, gần gũi, mọi hành vi, cử chỉ của cô đều được trẻ lưu tâm nhất. Vì vậy cô luôn phải là một tấm gương sáng, chuẩn mực trong mọi tình huống giao tiếp với mọi người, với trẻ cô không to tiếng quát tháo, xưng hô dịu dàng bằng cô và cháu, giờ đón trả trẻ tôi luôn ân cần dịu dàng thương yêu trẻ, gần gũi trò chuyện với trẻ, để trẻ đặt được niềm tin ở cô, cháu hỏi gì cô trả lời ngắn gọn rõ ràng, tôn trọng lời nói của trẻ, lắng nghe ý kiến tâm sự của trẻ, rồi khiêm tốn lịch sự trong khi giao tiếp với phụ huynh, lắng nghe sự đóng góp ý kiến của phụ huynh.

9. Khích lệ nêu gương:

Tâm lý của trẻ mẫu giáo, thích được khen hơn là chê, lúc nào cũng muốn được cô khen, và khen nhiều. Vì vậy hằng ngày vào giờ nêu gương cuối ngày trước khi cắm cờ, tôi cho trẻ tự nhận xét về mình, về bạn trong ngày xem trẻ đã làm tốt chưa.

Ví dụ: Hôm nay bạn Y Thuận đã giúp bạn Ra Lan làm gì nhỉ ? bạn đã ngoan chưa, đã xứng đáng để nhận hoa bé ngoan chưa, được rồi, vì sao bạn được,  cho cả lớp vỗ tay tuyên dương và tặng trẻ một bông hoa.

Ngoài ra, hàng ngày tôi thường đưa ra những tiêu chuẩn bé ngoan về lễ giáo để trẻ thực hiện. Nhằm kích lệ trẻ học ngoan, muốn được cắm cờ, trẻ sẽ nỗ lực hết mình để đạt được. Vì trẻ ở lứa tuổi này, thích được động viên khen ngợi, nếu được khen ngợi trẻ thêm tự tin và hào hứng, thực hiện tốt các yêu cầu của cô đề ra.

Copyright 2019 © Kinh nghiệm dạy học | Thiết kế bởi Web Bách Thắng