Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn địa lí ở Tiểu học.
1. Lý do chọn biện pháp
Môn học Địa lí ở tiểu học là một trong những môn học vó vị trí quan trọng trong chương trình giáo dục. nó cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về thiên nhiên và cuộc sống con người của các vùng miền trong đất nước Việt Nam. Việc dạy học môn địa lý đã có chương trình riêng biệt và được in chung với môn học lịch sử gọi là sách Lịch sử và Địa lý.
Nhưng một thực tế hiện nay việc học tập của học sinh ở tiểu học các em không tích cực học tập môn học này một cách say sưa và tự giác. Các em thường chú trọng vào hai môn học chính là Toán và Tiếng Việt do đó việc nắm bắt kiến thức về Địa lý còn ở mức trung bình. Bên cạnh đó việc giúp đỡ của bố mẹ các em ở nhà cũng không được quan tâm nhiều nên chất lượng học tập môn học này ngày càng có dấu hiệu yếu hơn cho dù giáo viên đã tìm nhiều cách giúp đỡ để cho các em học tập tốt.
Với vai trò là một cán bộ quản lý phụ trách công tác chuyên môn, bản than tôi luôn chu trọng vào chất lượng giáo dục chung của nhà trường, tôi thường khuyến khích giáo viên cần quan tâm đến chất lượng học tập của mỗi học sinh, giúp các em học đều các môn, không phân biệt môn nào là chính, môn nào là phụ. Cuối môi tháng, mỗi kì tôi thường tổ chức các lớp chuyên đề nhằm giúp giáo viên rút kinh nghiệm trong công tác giảng dạy cũng nư học hỏi lẫn nhau nhằm tìm ra những phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh tại địa phương.
Đây cũng là một trong những nhiệm vụ hàng đầu mà tôi đề ra đầu mỗi năm học. Riêng năm học 2015-2016 này tôi đã lạp kế hoạch cụ thể, chi tiết việc nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường đối với giáo viên các lớp, nhất lừ môn học Địa lý. Đây cũng là nội dung đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn địa lí ở Tiểu học”
2. Nội dung thực hiện biện pháp.
Sau đây tôi xin phép trình bày các biện pháp thực hiện cũng như cách thức thực hiện các biện pháp như sau:
Biện pháp 1: Hướng dẫn giáo viên sử dụng bản đồ, lược đồ.
– Bản đồ là một phưng tiện trực quan, một nguồn tri thức địa lý quan trọng. Qua bản đồ, học sinh có thể nhìn một cách bao quát các khu vực lãnh thổ rộng lớn, những vùng lãnh thổ xa xôi trên bề mặt Trái Đất mà học sinh chưa bao giờ có điều kiện đi đến tận nơi để quan sát.
– Về mặt nội dung, bản đồ có khả năng phản ảnh sự phân bố và những mối quan hệ của các đối tượng địa lý trên bề mặt Trái Đất một cách cụ thể, mà không có một phương tiện nào khác có thể làm được. Những kí hiệu, màu sắc, cách biểu hiện trên bản đồ là những nội dung địa lý đã được mã hóa, trở thành một ngôn ngữ đặc biệt, ngôn ngữ bản đồ.
– Về mặt phương pháp, bản đồ được coi là phương tiện trực quan, giúp học sinh khai khác, củng cố tri thức và phát triển tư duy trong quá trình dạy học địa lý.
– Để khai thác được những tri thức trên bản đồ, trước hết học sinh phải hiểu bản đồ, đọc được bản đồ, nghĩa là phải nắm được những kiến thức lý thuyết về bản đồ, trên cơ sở đố có được những kỹ năng làm việc với bản đồ.
– Đối với giáo viên, hướng dẫn học sinh khai thác tri thức trên bản đồ, chủ yếu là hướng dẫn học sinh đọc được bản đồ ở các mức độ trên, quan trọng nhất là hai mức độ sau.
– Giáo viên hướng dẫn học sinh cách chỉ bản đồ, một địa danh, một khu vực, một con sông,…giáo viên hướng dẫn chậm để các em theo kịp.
– Muốn hiểu và đọc được bản đồ học sinh cần phải xem bảng chú giải để biết được các kí hiệu thể hiện trên bản đồ.
Các em cần phải xác định rõ các khu vực địa hình, cấu trúc của từng khu vực dựa trên các kí hiệu bản đồ, thang màu sắc để thấy rõ đặc điểm của từng khu vực địa hình, phân biệt sự khác biệt giữa các khu vực thông qua câu hỏi hướng dẫn của giáo viên.
Do đó tôi hướng dẫn giáo viên sử dụngn bản đồ trong dạy học địa lý bằng hai cách:
Cách 1: in Màu phóng to trên giấy A0, đây là phương pháp sử dụng thông thường nên không tạo được nhiều hứng thú trong học tập cho học sinh.
Cách 2 (tôi khuyên khích giáo viên tăng cường sử dụng):
Dùng bản đồ bằng hình ảnh động trình chiếu qua máy tính. Đây là một hình thức dạy học phong phú và hấp dẫn sẽ thu hút được học sinh học tập.
Với cách sử dụng này, giáo viên tuy mất chút ít thời gian mà bản đồ nhưng lại mang đến tính hiệu quả cao hơn.
Ví dụ: Khi dạy bài Địa hình và khoáng sản (địa lí lớp 5). Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát lược đồ Địa hình Việt Nam trang 69 và thực hiện các yêu cầu sau:
– Chỉ vùng đồi núi và đồng bằng so sánh diện tích của vùng đồi núi và đồng bằng nước ta. (lúc giáo viên bấm máy, những vùng sáng ở hai vùng trên sẽ nấp nháy, vừa vui mắt vừa giúp học sinh dễ nhận biết
– Kế tên các dãy núi và cho biết dãy núi nào có hướng Tây-Bắc; Đông- Nam. Những dãy núi nào có hình cánh cung. Chỉ trên lược đồ đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ và đồng bằng duyên hải miền Trung. (tương tự như trên, giáo viên có thể tạo nhiều hiệu ứng khác nhau sao cho học sinh thích thú và dễ hiểu bài)
Như vậy để thực hiện được yêu cầu trên học sinh phải tư duy vừa quan sát lược đồ đồng thời phân tích tổng hợp kiến thức thể hiện qua lược đồ để so sánh và hoàn thiện yêu cầu. nhưng nhờ cách sử dụng bản đồ bằng máy chiếu nên học sinh sẽ tập trung hơn so với cách xem bản đồ trong sách giao khoa hoặc trong bản đồ giấy giáo viên treo bảng.
Tóm lại: Khi các em được quan sát trên bản đồ trong máy chiếu và kết hợp lược đồ sách giáo khoa thông qua các hiện tượng địa lý được thể hiện các em sẽ biết được kiến thức địa lí tốt hơn. Như vậy dựa vào các kiến thức địa lý thông qua bản đồ học sinh có thể phân tích, giải thích được các mối quan hệ giữa các đối tượng địa lý rồi rút ra kết luận.
Một loại bản đồ khác được sử dụng trong học tập địa lý cũng góp phần rèn luyện kĩ năng và củng cố kiến thức cho học sinh, nhấn mạnh thêm những hiện tượng, sự vật địa lý được Giáo viên sử dụng thêm đó là bản đồ trống. Loại này được sử dụng trong những tiết ôn tập, thực hành…
Để thực hiện hiệu quả việc sử dụng bản đồ và lược đồ giáo viên cần lưu ý:
+ Trong quá trình học tập môn Địa lý việc sử dụng bản đồ để rèn các kĩ năng cho học sinh thì giáo viên phải cần có kế hoạch từng bước, liên tục bồi dưỡng cho học sinh những tri thức về bản đồ, học tập kết hợp bản đồ dần dần hình thành thói quen nhớ lâu hiểu sâu, khi không trực tiếp sử dụng bản đồ thì các em vẫn hình dung được. Và giáo viên cũng cần chú ý kết hợp đối tượng trên bản đồ với thực tế địa phương (nếu có).
+ Sử dụng bản đồ và tranh ảnh thường xuyên trong mỗi tiết học. Ngay từ những bài đầu tiên chúng ta rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng bản đồ theo từng bước, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
+ Sử dụng bản đồ tranh ảnh trong các kiểu bài lên lớp như bài mới, bài ôn tập, thực hành.
+ Phải khéo léo khi sử dụng, chọn những đồ dùng thích hợp nhất, đánh giá đồ dùng trước khi sử dụng để khỏi lãng phí thời gian và làm loãng trọng tâm giờ học, không nên sử dụng quá nhiều đồ dùng trong một tiết dạy.
Biện pháp 2. Hướng dẫn giáo viên sử dụng phim tư liệu tạo sự phong phú của tiết học.
Phim tư liệu là một phần minh chứng sống động và thực tế nhất trong quá trình dạy học, không chỉ là nguồn kiến thức cung cấp cho học sinh mà còn phát triển tư duy cho học sinh, có sức thu hút học sinh bởi vì Địa lý tiểu học đa số các tranh ảnh chỉ được nêu ra trong lý thuyết mà thực tế các em chưa được thấy thực tế. Trong giảng dạy địa lý, việc quan sát các sự vật, hiện tượng bằng thực tế qua phim tư liệu về địa lý xảy ra trong các không gian lãnh thổ khác nhau không phải lúc nào cũng làm được, vì vậy trong việc hình thành các biểu tượng và khái niệm cụ thể cũng rất hạn chế.
Để giúp học sinh khắc phục nhược điểm này, trong quá trình dạy học địa lý, giáo viên thường bắt buộc phải hình thành cho học sinh những biểu tượng và khái niệm tưởng tượng dựa vào một số phương tiện dạy học như: tranh ảnh, mẫu vật, mô hình …
Cần xác định và đánh giá được những đặc điểm và thuộc tính của đối tượng mà chúng biểu hiện. Trong các đặc điểm và thuộc tính đó, học sinh có thể khai thác được những gì cần thiết cho việc hình thành biểu tượng và khái niệm.
Xác định những đặc điểm và thuộc tính cần phải bổ sung bằng các nguồn tri thức khác như: bản đồ, tài liệu giáo khoa, tài liệu tham khảo…
Dự kiến cách hướng dẫn học sinh khai thác những tri thức cần thiết phục vụ cho mục đích dạy học.
Ví dụ: Khi tìm hiểu về Châu Mĩ với nội dung môi trường địa lý, các cảnh quan tự nhiên như rừng rậm nhiệt đới, rừng Amadôn hay một ngọn núi, cảnh quan hoang mạc. Khi quan sát qua phim tư liệu các em sẽ tiếp thu kiến thức nhanh hơn, nhớ lâu hơn, rèn kĩ năng phân tích giải thích mối quan hệ giữa các đối tượng địa lý.
Khi dạy bài Châu Mĩ (lớp 5) thay vì yêu cầu học sinh quan sát các bức tranh ở trang 122 để khai thác kiến thức, giáo viên sử dụng một đoạn phim tư liệu các em sẽ biết được ở châu Mĩ có núi An-đét ở Pê-ru, đồng bằng trung tâm ở Hoa Kì, thác Ni-a-ga-ra ở Hoa Kì, sông A-ma-dôn ở Bra-xin, hoang mạc A-ta-ca-ma ở Chi-lê, biển Ca-ri-bê.
Ngoài tranh ảnh trang 122 trong bài. Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh những kiến thức mở rộng thông qua các hình ảnh sau để biết được đặc điểm của rừng rậm nhiệt đới mùa mưa và mùa khô.
Biện pháp 3. Hướng dẫn giáo viên sử dụng tục ngữ, ca dao
Trong thực tế địa lí đã có trong những câu tục ngữ, ca dao. Từ xa xưa, trải qua hàng nghìn năm những câu ca dao tục ngữ đã được cha ông ta đúc kết lại từ những kinh nghiệm thực tế: các mối quan hệ giữa tự nhiên với tự nhiên, giữa thiên nhiên – con người, thiên nhiên – sản xuất, các quy luật thời tiết khí hậu, các quy luật tự nhiên…mặc dù trình độ nhận thức chưa được sâu sắc lắm.
Chính ý nghĩa phong phú và rộng rãi của ca dao, tục ngữ mà nó trở thành một phần trong kho tàng kiến thức của khoa học địa lí. Tận dụng điều này giáo viên có thể làm mới bài giảng của mình giúp bài học trở nên sáng tạo, mới lạ, phong phú hơn và giảm bớt tính khô khan như nhiều người thường nhận xét.
Để rèn luyện kĩ năng học đi đôi với hành, vốn là một kĩ năng còn yếu đối với học sinh khi học môn địa lí thì việc khai thác ý nghĩa của những câu ca dao, tục ngữ này giúp học sinh cảm thấy dễ dàng liên hệ kiến thức sách vở với các hiện tượng tự nhiên của cuộc sống bên ngoài.
Ví dụ: khi dạy bài Khí hậu (lớp 5) giáo viên giúp học sinh biết được sự khác biệt về khí hậu của từng mùa trong năm qua những câu sau:
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
Khi dạy bài Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc bộ (lớp4) giáo viên cho học sinh biết thời tiết của từng mùa, từng tháng trong năm là yếu tố quyết định cây trồng thể hiện qua các câu sau:
“Tháng chạp là tháng trồng khoai,
Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà.
Tháng ba cày vỡ ruộng ra”
Tháng tư làm mạ, mưa sa đầy đồng
Khi dạy bài Khí hậu (lớp 5) giáo viên có thể cho học sinh nhận biết dự đoán đặc điểm khí hậu của từng mùa, từng tháng trong năm thể hiện qua những hình ảnh trong các câu sau.
“Tháng bảy kiến đàn
Đại hàn hồng thủy”
“Cơn đàng Đông vừa trông vừa chạy”
“Cơn đàng Nam vừa làm vừa chơi”
“Cơn đàng Bắc đổ thóc ra phơi”
“Mồng chín, tháng chín có mưa
Thì con sắm sửa cày bừa làm ăn
Mồng chín, tháng chín không mưa
Thì con bán cả cày bừa đi buôn”
“Đói thì ăn ráy, ăn khoai
Chớ thấy lúa trổ tháng hai mà mừng”
“Trời nồm tốt mạ, trời giá tốt rau”
“Én bay thấp mưa ngập bờ ao
Én bay cao mưa rào lại tạnh”
“Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”
“Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão”
“Trăng quầng thì hạn trăng tán thì mưa”
Giáo viên có thể giải thích vào tháng 7, mùa hè của miền Trung và Bắc Bộ Việt Nam, nhiệt độ không khí ở trên lục địa cao hình thành khu áp thấp hút gió (khối khí ẩm) từ Thái Bình dương vào gây nên những trận mưa lớn cùng với sự xuất hiện của các khí áp thấp gây nên mưa bão ở Bắc bộ và Bắc trung Bộ.
Nên trong dân gian mới có câu:“Cơn đàng Đông vừa trông vừa chạy”
Nhưng nếu thấy: “Cơn đàng Nam vừa làm vừa chơi”
Hay: “Cơn đàng Bắc đổ thóc ra phơi”
Do ảnh hường của địa hình: dãy Hoàng Liên Sơn ở Bắc Bộ, dãy Trường Sơn Bắc ở Bắc Trung Bộ nên khi có gió Tây Nam chỉ gây mưa ở Nam bộ và Tây Nguyên. Còn ở vùng đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ và ven biển Nam Trung Bộ không có mưa. Tương tự “cơn đàng Bắc…” là ảnh hưởng của khối khí ôn đới xuất phát từ cao áp lục địa tính chất lạnh và khô nên không gây mưa.
Khi dạy bài Thương mại và du lịch (lớp 5) ta có thể sử dụng câu sau để biết được vẻ đẹp cũng như nhưng danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của những vùng đất trên lãnh thổ nước ta.
“Ai về Phú Thọ cùng ta
Vui ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”
“Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”
“Đồng Đăng có phố Kì Lừa
Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh”
Khi dạy bài Đồng bằng duyên hải miền Trung (lớp 4) giáo viên sử dụng các câu sau để biết được vị trí địa lí và đặc điểm của từng địa danh.
“Đường bộ thì sợ Hải Vân
“Đường thủy thì sợ sóng thần Hang Dơi”
Qua những câu ca dao trên chúng ta thấy rằng không những giúp học sinh lĩnh hội kiến thức hiệu quả mà nó còn có ý nghĩa giáo dục rất lớn.
3. Kết quả thu được
Như vậy qua thực hiện áp dụng đề tài vào giảng dạy đã thu được kết quả như sau:
* Về học sinh:
– Có hiểu biết cơ bản và nâng cao về văn hóa, phong tục tập quán, những nét sinh hoạt truyền thống đặc sắc của dân tộc ta.
– Các em hào hứng hăng say khi học địa lí.
– Có thể vận dụng những điều đã học vào thực tế sản xuất.
– Biết được các thế mạnh về điều kiện tự nhiên, về kinh tế, xã hội của nước nhà.
– Có khả năng nhận biết một số hiện tượng địa lí nơi mình sinh sống.
– Có niềm tin vào sự phát triển của địa phương và nâng cao ý thức xây dựng quê hương và bảo vệ tổ quốc.
– Biết sưu tầm hình ảnh, ca dao, tục ngữ, tư liệu vào bài học.
– Có kĩ năng tốt trong việc sử dụng bản đồ, lược đồ và sách giáo khoa để khai thác kiến thức.
* Về giáo viên:
– Đã nhận thức được tầm quan trọng của môn học địa lí.
– Từ đó đã tự học, tự bồi dưỡng kiến thức địa lí cho mình.
– Tự tin hơn khi dạy chuyên đề, thao giảng với môn học này.
– Riêng bản thân tôi đã tham dự giáo viên dạy giỏi cấp Huyện 3 lần với môn tự chọn là Địa lí.
4. Kết luận:
Đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn địa lí ở Tiểu học” tuy làm một nội dung không phải quá mới, có thể đã có nhiều giáo viên sử dụng trên toàn quốc. Nhưng với trường tiểu học Tam Bình xã Cư Klông thì hoàn toàn mới vì đây là một đơn vị thuộc vùng khó khăn của huyện Krông Năng nên cơ sở vật chất còn hạn chế, máy chiếu mới chỉ có một cái dùng chung cho toàn trường nên tương đối khó khăn cho giáo viên triển khai làm phương tiện dạy học theo ý kiến trình bày trong đề tài. Tuy nhiên giáo viên không thể dùng thường xuyên thì cũng áp dụng 1 tuần một lần nhằm gây hứng thúc cho các em và giúp các em hăng say trở lại với môn học Địa lí. Việc sử dụng phương tiện dạy học vừa phải dựa trên chức năng, tác dụng của mỗi loại, đồng thời phải sử dụng phù hợp với từng đối tượng học sinh đặc biệt là học sinh tiểu học. Đây là việc đòi hỏi người giáo viên phải phát huy cao độ vai trò của mình trong giảng dạy, phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của các em trong quá trình học tập. Vì vậy, trong viêc giúp học sinh học tốt môn địa lí là việc làm khó, đòi hỏi sự nỗ lực rất nhiều từ cả hai phía: Thầy và trò.
Từ thực tế áp dụng ba biện pháp dạy học trên vào môn địa lí tôi nhận thấy hiệu quả dạy và học của thầy-trò được nâng lên rõ rệt. Mong rằng sáng kiến nhỏ mà tôi đã trình bày ở trên sự đồng tình ủng hộ của đồng nghiệp để nâng dần hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh trong thời đại ngày nay.
Đề tài của tôi xin dừng lại tại đây, với nội dung nghiên cứu còn có nhiều hạn chế bởi nhiều lý do khach quan và chủ quan. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự ủng hộ cũng như góp ý của Hội đồng khoa học các cấp cũng như bạn đọc để tôi kịp thời điều chỉnh nội dung nghiên cứu