Một số biện pháp nâng cao ý thức tự giác của học sinh THCS

Một số biện pháp nâng cao ý thức tự giác của học sinh THCS.

  1. Lý do chọn đề tài

Với người làm nghề giáo viên ngoài việc dạy học giúp học sinh lĩnh hội kiến thức khoa học từ các môn học , mà giáo viên còn là người giáo dục học sinh ở tất cả các mặt nhằm giúp học sinh của mình phát triển tốt nhất cả về nhận thức lẫn đạo đức. Sản phẩm cuối cùng của nghề giáo viên là cho ra những thế hệ học sinh có đủ đức và tài giúp sức vào việc phát triển xã hội trong tương lai.

Với tầm quang trọng đó mà nghề giáo được xem là nghề cao quí nhất và cũng mang trọng trách nặng nề nhất. Ngoài nhiệm vụ chuyên môn ra thì hầu hết giáo viên đều làm công tác chủ nhiệm.chủ nhiệm có những niềm vui riêng nhưng cũng không ít  những khó khăn khi phải hướng dẫn học sinh tất cả các hoạt động của lớp và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của lớp mình.

Trong thực tế qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp tôi nhận thấy tinh thần tự giác của học sinh chưa cao dẫn đến việc điều hành, quản lí và tổ chức các hoạt động của lớp gặp nhiều khó khăn. Giáo viên chủ nhiệm rất khổ vì luôn phải theo sát đôn đốc học sinh nếu không thì sẽ không đạt được kế hoạch. Do vậy mà nhiệm vụ chủ nhiệm lớp càng ngày càng nặng nề hơn và khó khổ hơn. Vì vậy để tạo cho học sinh tinh thần tự giác trong các hoạt động của lớp như vậy không  những giúp cho giáo viên chủ nhiệm nhẹ nhàng hơn trong công tác chủ nhiệm của mình mà đem lại hiệu quản giáo dục cao. Vì thế trong những năm dạy học và làm công tác chủ nhiệm tôi đã nghiên cứu và tích lũy được một số kinh nghiệm nhằm nâng cao tinh thần tự giác của học sinh . Hôm nay tôi mạnh dạn  trình bày sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao ý thức tự giác của học sinh THCS” mong các đồn nghiệp góp ý để tôi rút kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của mình.

 2, Nội dung thực hiện giải pháp.

 Trong thời gian gần đây chú ta thấy đạo đức học sinh xuống cấp trầm trọng. Việc học sinh dù nhỏ cũng đã được ba mẹ trang bị cho điện thoại di động , các em có điều kiện xem những thông tin không lành mạnh đã làm cho một bộ phận không nhỏ học sinh đã bị tác động bởi chúng. Các em có xu thế bạo lực ngay trong đầu. Do vậy luôn xu thế đối đầu với bất kì ai, bất kì lí do gì.  Các em sẵn sàng lao vào nhau , kéo bè kéo phái chỉ với những lí do  đơn giản như : bạn không nghe theo lời của mình sai bảo, bạn không cho chép bài … hay nhiều lí do khác mà không hề nghĩ đến hậu quả. Điều nay càng cho thấy tác hại nghê gớm của thời đại công nghệ thông tin đối với bộ phận học sinh của chúng ta. Trong khi đó phần lớn phụ huynh lại không lường trước được hậu quả của việc cho con sử dụng điện thoại quá sớm hay chỉ vì chiều theo ý con , họ có suy nghĩ : cho con điện thoại để dễ liên lạc; để con có cái nghe nhạc như các bạn khác; khi có điện thoại chơi game sẽ không mất thời gian đi vào các quán game…… Trong một lớp học hầu hết em nào cũng có điện thoại di động , Có thể nói đây cũng là một trong những lí do góp phần vào tình trạng xuống cấp như hiện nay.

 Hơn nữa chúng ta thấy được học sinh hiện nay chỉ chơi với nhau qua điện thoại kể cả khi các em đang ở trên trường . Học sinh đã mất hẳn những trò chơi có tính tập thể như trước kia, mỗi em đều phải cố gắng và phối hợp với nhau chặt chẽ thì mới mong thắng được đội bạn như trò chạy keo hay nhảy bước chẳng hạn.  Việc mất dần thói quen chơi trò chơi nhân gian dần cũng làm các em mất dần tinh thần tập thể tinh thần đồng đội , không biết thế nào là chia sẽ nữa. Dần dần sẽ hình thành tính ích kỉ trong học sinh , mà trong thực tế ai làm giáo viên chủ nhiệm cũng dều nhận ra điều nay. Một lớp có cả 35-36 học sinh nhưng vẫn chỉ ngồi nhìn một cái bảng chưa được lau. Cả 35-36 học sinh nhưng vẫn chấp nhận ngồi học trong một lớp học đầy rác và đất mà không em nào cảm thấy cần phải dọn dẹp nó. Vậy thì tại sao ?. Câu hỏi này không phải chỉ làm nhức đầu các giáo viên chủ nhiệm lớp mà còn làm đau đầu cho những giáo viên bộ môn. Họ không nghĩ ra là vì đâu? Vì cái gì mà mất đi tính tự giác của học sinh , mất đi sự chia sẽ giúp đỡ nhau của học sinh. Mỗi lần lên lớp giáo viên luôn phải nhắc nhở đích thân các em mới làm. Tình trạng này không chỉ gặp ở một vài em hay một vài lớp mà nó đang là tình trang chung cho các lớp. Chỉ vì nạnh tị nhau không muốn làm giúp bạn hay việc ai người ấy làm , ai không làm thì chịu trách nhiệm chứ không liên quan gì tới mình. Chính vì vậy , mặc dù vào tiết học các em vần cứ ung dung ngồi trong một lớp đầy rác hay ngồi nhìn cái bảng đầy chữ viết nếu bạn trực nhật không làm hay không đi học.

Sự mất dần tinh thần trách nhiệm, tinh thần tập thể của nhũng học sinh nói chung và học sinh cấp 2 nói riêng cho ta thấy được điều gì sẽ xảy ra trong thời gian tới nếu tình trạng này không được cải thiện.

Chình vì vậy , là một giáo viên chủ nhiệm và là giáo viên bộ môn tôi suy nghĩ làm thế nào giúp các em và cũng là giúp cho thế hệ tương lai sau này. Việc làm của chúng ta là tạo cho học sinh tinh thần tự giác chia sẽ , giúp đỡ lần nhau trong những công việc nhỏ của trường của lớp. Các em cần phải đối xử với nhau có tình người , tình yêu thương gắng bó. Từ đây có thể giúp các em thoát khỏi những tác động xấu từ xã hội , từ các trò chơi ảo và các văn hóa đen. Như vậy chúng ta sẽ tạo được cho học sinh một tâm hồn trong sáng theo đúng nghĩa của nó . Học sinh ở lứa tuổi này sự chuyển biến tâm lí rất mạnh , các em cũng dễ nghe theo các thầy cô nhưng cũng rất nhạy cảm với những tác động không tốt từ bên ngoài. Vì vậy đòi hỏi mỗi thầy cô giáo phải có một tình thương “ yêu nghề, yêu trẻ” , có trách nhiệm lớn đối với học sinh của mình. Mỗi thầy cô giáo không chỉ là người cha người mẹ, người anh, người chị mà còn là người bạn thân thích của các em, có như vậy các em mới có thể tâm sự chia sẽ cởi mở với mình tạo điều kiện cho việc tiếp cận tìm hiểu nhiều hơn về các em.

Một khi mỗi thầy cô đã tạo được sự tin tưởng của học sinh thì việc chúng ta dùng lời nói của mình để giáo dục đạo đức của các em sẽ dễ dàng hơn . khi các em đã có tư tưởng tình cảm đúng đắn , biết yêu thương chia sẽ với mọi người thì các em cũng đã có được sự miễm dịch cần thiết đối với những tác động tiêu cực từ bên ngoài. Như vậy có thể nói công tác giáo dục của giáo viên đã thành công.

Để hs có thể tự giác , tự nhận thức được việc nên làm , biết chia sẽ công việc với các bạn thì gvcn phải xác định : Chúng ta phải biết khơi dậy tính tự giác của mỗi em bằng sự cảm thông , chia sẽ. Biết đánh vào tâm lí , tình cảm của mỗi em bằng lời nói có ý chia sẽ một cách nhẹ nhàng. Tuyệt đối với HS ở tuổi này chúng ta không được nói nặng hay làm tổn thương lòng tự trọng của các em. Hầu hết gvcn chịu nhiều áp lực và muốn HS lớp mình phải làm theo mình và hoàn thành tốt công việc . vì thế khi có HS nào đó không đáp ứng được thì sẽ bị la rầy ngay. Điều này sẽ làm học sinh không đồng tình và kết quả thì ngược lại

  Điều này thì mỗi gvcn ai cũng biết rồi nhưng không phải ai cũng làm tốt đó là tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình từng em một. Bởi lẽ gia đình ảnh hưởng rất nhiều đến tâm sinh lí của các em. Thường những em cá biệt thích làm ngược lại với mọi người là những em có hoàn cảnh đặc biệt. Các em làm vậy để mọi người chú ý tới mình hay cảm giác bất mãn với cuộc sống và hoàn cảnh hiện tại. Những học sinh này thường thiếu thốn tình cảm hay thiếu sự quan tâm của người thân, vì vậy sự quan tâm của giáo viên chủ nhiệm hay của bạn bè có ý nghĩa rất lớn đối với các em . Dù là học sinh cá biệt đến đâu cũng có phần ngoan mà giáo viên chủ nhiệm mình chưa biết khơi dậy mà thôi. Thường với những em học sinh cá biệt thì giáo viên thường nhìn phiến diện chỉ thấy mặt xấu mà không chú tâm tới mặt tốt của các em để kịp thời uốn nắn và phát huy mặt mạnh đó. Không nên sử dụng biện pháp la mắng. kỉ luật khi các em không hoàn thành công việc mà hãy tìm hiểu vì sao, gắng trách nhiệm của các em với trách nhiệm của cả tập thể lớp

* Cách thực hiện cụ thể

– Đối với gvcn cần xác định được vai trò quan trọng của mình đối với học sinh. Khi giaos viên chủ nhiệm tạo được niềm tin và sự gần gũi với học sinh thì lời nói của mình dễ được học sinh chấp thuận và nghe theo hơn. Vì vậy mỗi gvcn luôn phải là người mẹ, người chị và còn là người bạn của các em , phải tạo cho học sinh của mình cảm giác gần gũi, thân thiện, yêu thương .

Trong thực tế tôi nhận thấy hầu hết giáo viên chủ nhiệm chịu nhiều áp lực từ công việc vì thế rất ít tìm hiểu hoàn cảnh học sinh. Khi học sinh vi phạm giáo viên thường chú trọng việc la mắng , xử phạt hơn là việc tìm hiểu nguyên nhân hay chia sẽ cùng các em , điều này sẽ tạo ra khoảng cách giữa học sinh và giaos viên chủ nhiêm khi đó các em thường có thái độ bất bình xu thế bướng bỉnh  hơn.

Chúng ta hãy đặt ra một câu hỏi: tại sao cũng một lớp đó nhưng năm nay giáo viên này chủ nhiệm thì tính tự giác rất cao nhưng nếu giaos viên khác chủ nhiệm thì các em lại không nghe lời mọi việc luôn cần có giáo viên  bên cạnh hối thúc . Chắc chắn không phải tâm sinh lí của các em thay đổi mà các em do giáo viên chủ nhiệm chưa tạo được niềm tin và ảnh hưởng đối với học sinh

– Đối với các hoạt động cụ thể

  +  Đối với hs không lao động mà chỉ ngồi nhìn bạn làm: gvcn nên đến hỏi lí do vì sao các em không làm. Nếu lí do chính đáng như đau, mệt thì cho các em nghi ngơi. Nếu chỉ vì không thích giáo viên chủ  nhiệm cần nhắc nhở nhẹ nhàng: Các em có thấy bạn mình đang làm kia không? Tại sao bạn làm còn các em lại ngồi ở đây để nhìn thôi? Vậy các em có thấy nên không? Nếu mỗi người làm một tay vừa vui vẻ vừa nhanh xong công việc cũng không phải là mệt gì nhiều. Là con trai mình phải làm giúp các bạn nữ mới đúng chứ ? các em phải biết chia sẽ công việc với nhau . Khi em biết chia sẽ cùng bạn em sẽ cảm thấy vui và thấy mình có tầm quan trọng với bạn hơn.

Đối với công việc lao động thì hầu hết các em đến nhưng không có giáo viên chủ  nhiệm thì cũng không làm mà chơi và chờ, như vậy sẽ làm ảnh hưởng tới những lớp đang học khác và chắc chắn giáo viên chủ nhiệm cũng bị nhắc nhở. Vì vậy  nên giao nhiệm vụ quản lí lớp cụ thể cho lớp trưởng và lớp phó lao động điều  động các bạn thực hiện lao động và chịu trách nhiệm về buổi lao động đó . Giáo viên chủ nhiệm cần nói với các em : cô có thể đến muộn nhưng các em phải tự giác với nhau mà làm vì khu vực đã phân công rõ ràng đừng nên nạnh nhau mà không xong công việc.chúng ta chỉ cần nói như vậy tôi nghĩ cũng đã khơi dậy trách nhiệm của mỗi cá nhân.

   +  Đối với công việc trực nhật: thường thì phân công em nào em đó làm, nếu đi trễ hay nghỉ học không báo trước thì sẽ không có bạn nào tự giác làm thay. Bởi vì các em luôn nghỉ đó không phải nhiệm vụ của mình và mình cũng không chịu trách nhiệm cho việc bạn nghỉ học mà không trực nhật.  Vì vậy để tránh trường hợp này thì vai trò rất lớn là ở giáo viên chủ nhiệm,  giáo viên chủ nhiệm cần nhắc nhở nhẹ nhàng học sinh cả lớp :” khi  em ngồi học trong một lớp sạch sẽ thì là do các bạn khác đã làm quét dọn sạch sẽ , em chưa khi nào phải ngồi trong một lớp học mất vệ sinh. Vì vậy em nào cũng có trách nhiệm và nghĩa vụ như nhau. Khi tới phiên mình trực nhật mình phải hoàn thành không có lí gì lại để các bạn ngồi trong một lớp học bẩn trong khi các bạn đã làm cho mình sạch sẽ. Còn những học sinh khác nếu khi các em thấy bạn trực nhật đi muộn thì hãy tự giác trực giùm bạn lần sau bạn sẽ trực lại. các em cũng không nên ngồi chờ vì chắc một lí do nào đó bạn không đến kịp mà thôi. Mình làm giúp bạn sẽ tự thấy để lần sau bạn sữa hoặc làm thay em, như vậy lớp vẫn sạch sẽ để các em ngồi học mỗi ngày.” Như vậy HS sẽ có tinh thần đoàn kết và chia sẽ nhau. Nếu có HS nào cố tình không làm tốt thì nhắc nhở cụ thể để em đó hiểu.

Trong thực tế chúng ta cũng gặp trường hợp hs cố tình không trực nhật ( thường là hs nam cá biệt ) . Việc này lặp lại nhiều lần buộc gvcn phải có biện pháp phạt em đó trực nhật bù. Tất nhiên em đó sẽ không tự giác vậy làm sao mình vừa giáo dục được hs mà hs đó lại tự nguyện làm? Vậy đây lại là cái khó của gvcn . Thường khi nghe hs phản bác quyết định của mình thì gvcn nóng tính liền la mắng hs không có trách nhiệm …… Tuy nhiên gvcn cần bình tĩnh nhẹ nhàng  nói  cho em hs đó hiểu việc trực nhật là một nghĩa vụ mà ai cũng phải làm , những ngày đến phiên em trực nhật nhưng em không làm thì vẫn có bạn trực nhật thế em để ngày hôm đó em vẫn được ngồi trong một lớp học sạch sẽ. Vậy em tự hỏi vì sao bạn lại làm hộ em ? chỉ vì bạn có trách nhiệm với tập thể lớp chứ không phải vì bạn dại hơn em. Sau đó gvcn nên hỏi lại hs em có trực nhật bù được không, điều này sẽ giúp hs vi phạm tự thấy được trách nhiệm của mình và làm một cách tự nguyện do đó sẽ không ảnh hưởng tới lớp.

–    Đối với các phong trào của liện đội đề ra như: vui trung thu, văn nghệ, báo tường …. Cần có tinh thần tự giác rất cao. Vì vậy chúng ta cũng gắng trách nhiệm mỗi cá nhân vào trách nhiệm của tập thể. Giáo viên chủ nhiệm ban đầu cần lựa chọn một vài em có khả năng và có năng khiếu phù hợp để giao trách nhiệm cụ thể. Đồng thời giao quyền cho các em có thể tự mình đề cử thêm những thành viên của đội. Nếu không có em nào nhận công việc thì giáo viên chủ nhiệm bắt buộc phải chỉ định. Trường hợp chỉ định học sinh vẫn không nhận thì chúng ta phải hỏi lí do tại sao? Có khó khăn gì? Sau đó nói cho học sinh biết các phong trào này là thi đua của lớp đồng thời là phong trào vui chơi của các em không có lí gì mình lại không tham gia. Những phong trào này chúng ta không đặt nặng vấn đề thắng thua mà mục đích tham gia giao lưu là chính . Vì hầu hết học sinh  rất thích vui chơi nhưng vì thi đua của lớp các em không tự tin khi tham gia thi đấu cho lớp vì sợ bị thua. Giáo viên chủ nhiệm nên động viên là chính để tạo sự tự tin cho các em. Tuy nhiên tôi thấy hầu hết giáo viên chủ nhiệm không kiềm chế được khi không học sinh nào tự nguyện tham gia phong trào nên la mắng các em không có tinh thần tập thể chỉ càng làm nhụt chí hs mà thôi

3 Kết quả thu được qua khảo nghiệm

 Sau thời gian tôi nghiên cứu và áp dụng để tài vào lớp chủ nhiệm 7a của mình tôi đã thu được kết quả ngoài mong đợi.

Nhiệm vụ lao động của lớp tôi đã hoàn thành một cách xuất sắc mà không cần có sự giám sát của giáo viên chủ nhiệm. Công việc trực nhật thường ngày của lớp luôn luôn làm tốt,  tinh thần tự giác của các em được  nâng cao. Những cuộc thi văn nghệ , báo tường ..được các em hưởng ứng rất nhiệt tình và tự giác. Điều quang trọng hơn nữa là các em biết chia sẽ, yêu thương nhau hơn. Lớp là một khối đoàn kết không chia bè ,chia phái , trai với gái chơi với nhau rất hòa đồng với tinh thần học sinh thực sự

Qua khảo sát bằng phiếu trắc nghiệm tôi thu được như sau:

1) Gần vào lớp, vì lí do nào đó bạn được phân công trực nhật chưa đến em sẽ

  1. a) Mặc kệ vì không liên quan tới mình 5%
  2. b) Trực nhật giúp bạn 92%
  3. c) Ý kiến khác 3%

2) Nếu lớp có các phong trào thi đua liên đội em có muốn mình tham gia không

  1. a) Có 72%
  2. b) Không 22%
  3. c) Em không quan tâm 6%

3) Ở trong lớp em là người:

  1. a) Hòa đồng biết chia sẽ với bạn bè 75%
  2. b) Không quan tâm tới các bạn việc ai người đó làm 15%

4 Kết luận:

Giáo viên chủ  nhiệm ngoài công việc chuyên môn còn đảm nhận vai trò chủ nhiệm một lớp, công việc  vừa khó lại vừa khổ . Giáo viên chủ nhiệm phải chịu trách nhiệm về các hoạt động và thành tích của lớp cũng như kết quả học tập cuối năm của các em . Với lượng công việc rất lớn là áp lực cho giáo viên chủ nhiệm . Vì vậy việc giáo viên chủ nhiệm cần rèn được tính tự giác cho hs là việc cần thiết, có như vậy giáo viên chủ nhiệm vừa đỡ áp lực , công việc vẫn hoàn thành. Đồng thời giáo dục đức tính và đạo đức cho thế hệ chủ nhân đất nước tương lai. Để làm được điều này người giáo viên phải có tình yêu thương học sinh, biết cư xử, động viên học sinh một cách kịp thời . Biết khơi dậy tình yêu thương trong mỗi học sinh đó là điều quan trọng quyết định thắng lợi cho công việc chủ nhiệm của mình.

Bấm vào đây tải file Word

 

 

 

 

Copyright 2019 © Kinh nghiệm dạy học | Thiết kế bởi Web Bách Thắng