1. Lên kế hoạch xây dựng chỉ đạo các hoạt động tổ CNTT:
– Là một giáo viên tin học phụ trách mảng CNTT trong trường để có đội ngũ giáo viên thực sự có năng lực tin học, có uy tín thì người phụ trách mảng CNTT phải lên kế hoạch và xây dựng các kế hoạch quản lí và tổ chức các đợt tập huấn ngắn hạn hoặc dài hạn ngay tại trường cho cán bộ, giáo viên, nhân viên với nội dung thiết thực, sát thực tế giảng dạy như: Soạn bài giảng điện tử bằng phần mềm Powerpoint, khai thác thông tin trên mạng Internet, thư viện bài giảng trên các trang Web, sử dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học cho từng bộ môn, sử dụng các phần mềm quản lý trường học. khuyến khích đội ngũ giáo viên tin học có kiến thức tin học cùng xây dưng và tham gia.
– Phải lưu trữ đầy đủ các văn bản chỉ đạo về hoạt động dạy và học và các qui chế chuyên môn của việc ứng dụng CNTT. Phân công rõ trách nhiệm trong việc triển khai các văn bản đến các tổ trưởng bộ môn, giáo viên trong tổ một cách đầy đủ, kịp thời.
– Có kế nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên như: Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến cho giáo viên, cán bộ công nhân viên trong nhà trường thấy rõ hiệu quả và yêu cầu mang tính tất yếu của việc ứng dụng CNTT trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy và quản lí thông qua việc triển khai các văn bản chỉ đạo của bộ, ngành về ứng dụng CNTT trong quản lí và dạy học. Đó là thông qua các đợt sinh hoạt, hội thảo chuyên đề, dự giờ thăm lớp và triển khai các cuộc thi có ứng dụng CNTT do bộ, ngành tổ chức.
– Ngoài ra người phụ trách CNTT phải có kế hoạch sưu tầm, ghi đĩa chứa các phần mềm hỗ trợ dạy học, quản lí cho cán bộ giáo viên… để góp phần nâng cao đáng kể trình độ về CNTT cho các giáo viên toàn trường để giáo viên tiện theo dõi học tập và thực hiện tại chỗ khá thuận lợi dễ quan sát.
– Người phụ trách CNTT phải lên kế hoạch cho cả năm học phù hợp với đặc thù của mỗi tổ, kế hoạch được cụ thể hóa ra từng tháng, từng tuần và có tính khả thi.
– Lên kế hoạch tổ chức các chuyên đề các môn đặc biệt phải ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình tổ chức chuyên đề.
– Có kế hoạch tập huấn và bồi dưỡng việc sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và trong quản lí.
– Tổ CNTT lập kế hoạch và dành thời gian họp tổ, nhóm bộ môn triển khai học tập chuyên đề ứng dụng CNTT trong giảng dạy, quản lí, sau đó có thao giảng minh họa. Kế hoạch học tập chuyên đề, thao giảng được thể hiện rõ ngay từ đầu học kỳ cảu năm học.
– Lên kế hoạch hàng tháng với chủ đề về phát triển CNTT nộp về BGH duyệt và mời BGH tham gia thảo luận và tìm biện pháp.
2.Tổ chức học tập chuyên đề dạy – học, hội giảng để nâng cao trình độ tin học cho đội ngũ.
– Tổ chức học tập chuyên đề đây là một hoạt động rất quan trọng, điều này càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay: thực hiện đổi mới nội dung, chương trình, và phương pháp dạy – học, theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, để đổi mới được điều này thì việc đưa CNTT để kết hợp với các phương pháp đã đem lại hiệu quả cao trong dạy và học.
– Hướng dẫn sử dụng các thiết bị tin học và truy cập Internet một cách hiệu quả, vì đây là nguồn thông tin khổng lồ để cho đơn vị nghiên cứu, học tập và trao đôi thông tin như thông qua hộp thư điện tử để trao đổi thông tin, giáo án, nộp báo cáo…
– Để thuận lợi trong việc phát triển và sử dụng có hiệu quả trong phong trào ứng dụng CNTT, từ đầu các năm học tôi chia các giáo viên trong tổ thành các nhóm, cụ thể chia nhóm theo môn. Ví dụ: Nhóm Toán, Lý, Hoá, Sinh, Thể… Mỗi nhóm đều có 1 đồng chí làm trưởng nhóm. Tôi quản lí nhóm thông qua mối dây liên hệ với các trưởng nhóm. Mọi công việc của nhóm đều do đồng chí trưởng nhóm trực tiếp điều hành, tôi đã phân chia công việc cho các nhóm thực hiện và tôi tập trung bồi dưỡng cho các trưởng nhóm về ứng dụng CNTT sau đó các nhóm trưởng có trách nhiệm về truyền đạt lại cho các nhóm của mình.
– Tham mưu với Ban giám hiệu, theo dõi, đôn đốc động viên giáo viên thực hiện tốt công tác học tập tự bồi dưỡng, bồi dưỡng thường xuyên trong hè và trong cả năm học. Tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao trình độ tin học. Bố trí xắp sếp thời gian cho can bộ, giáo viên được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do ngành tổ chức, sau đó về truyền đạt kinh nghiệm cho cán bộ, giáo viên và nhân viên trong trường cùng nắm bắt được các kiến thức mới trong công tác của mình.
– Để ứng dụng CNTT trong nhà trường đạt hiệu quả cao thì những người lãnh đạo phải đi đầu, phải gương mẫu, phải làm hiệu quả thì sẽ lôi kéo cả một tập thể tham gia và cùng nhau nghiên cứu và phát triển.
– Song song với việc tổ chức thao giảng tập trung, tôi luôn yêu cầu các tổ, nhóm bộ môn thực hiện tốt kế hoạch “Dự giờ theo chỉ đạo của tổ” đặc biệt phải có ứng dụng CNTT tìm kiếm phương pháp và giải pháp tốt nhất khắc phục những khuyết điểm mà sử dụng CNTT chưa đem lại hiệu quả. Hàng tuần các giáo viên lên lịch dự giờ của mình là 1 tiết/ 2tuần và ghi vào kế hoạch tuần để giáo viên trong tổ và tổ trưởng theo dõi có thể cùng tham gia dự giờ và có thể theo dõi được việc dự giờ thường xuyên với các giáo viên. nhằm tăng cường trao đổi, rút kinh nghiệm trong giảng dạy, đặc biệt là các bài khó dạy, các dạng bài quan trọng. Tổ CNTT tham mưu lên BGH chỉ đạo mỗi môn, khối lớp ít nhất 1 tuần phải thực hiện 1 tiết dự giờ theo chỉ đạo của tổ, nhóm bộ môn các tiết dạy có ứng dụng CNTT.
Nhờ vậy việc dự giờ của giáo viên thực sự có hiệu quả, làm tăng chất lượng giờ dạy không chỉ ở giáo viên đi dự giờ mà cả ở các giáo viên dạy các tiết có dự giờ với ứng dụng CNTT. Đồng thời ở các tiết dạy “khó” đã được giải quyết bằng sự nỗ lực của cả tổ, các tiết có ứng dụng CNTT ngày càng tăng.
Để tiện việc chỉ đạo theo dõi hoạt động này tôi cùng nhân viên thiết bị đã chuẩn bị tốt CSVC và các thiết bị CNTT tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên có thể sử dụng các thiết bị CNTT đạt hiệu quả.
Đặc biệt là tạo các sân chơi có ứng dụng CNTT trong và ngoài nhà trường để cho đội ngũ cán bộ, giáo viên có nơi vui chơi, học tập, giải trí và rút kinh nghiệm như những cuộc thi tạo các bài giảng điện tử đa phương tiện, tích hợp nhiều phần mềm giữa các tổ nhóm, thiết kế đồ dùng dạy học có ứng dụng CNTT (tạo an bum ảnh, nhạc cho các môn lịch sử, sinh học, nhạch…) trong đó các giáo viên tin học luôn luôn sát cánh bên họ để họ đầu tư hơn về chuyên môn tin học cho bản thân và cho nhà trường.
Trong các kì thi do ngành và phòng tổ chức thì các tổ trưởng và người chịu trách nhiệm về CNTT phải là những người đi đầu và thật sự có hiệu quả, đem lại lợi ích lúc đó mới tạo sự tin tưởng cho cán bộ giáo viên trong nhà trường.
3. Nâng cao chất lượng trang thiết bị CNTT.
– Để việc ứng dụng CNTT trong nhà trường đạt hiệu quả đến từng bộ phận trong trường thì các thiết bị hỗ trợ về CNTT là không thể thiếu và phải có chất lượng như máy chiếu, máy vi tính, phòng CNTT…
– Tham mưu lên Ban giám hiệu sắp xếp và đầu tư trang thiết bị tin học ngày càng hiện đại.
– Việc sử dụng và bảo quản phải thường xuyên, hàng tuần các bộ phận trong nhà trường phải báo cáo tình trạng các thiết bị CNTT lên bộ phận CNTT để bảo trì và giải quyết những sự cố nếu có. Phải đảm bảo các thiết bị thông tin luôn luôn hoạt động tốt.
– Ý thức bảo quản trang thiết bị phải đưa lên hàng đầu, nếu ý thức bảo quản tốt thì trang thiết bị sẽ luôn ổn định được sử dụng về lâu về dài và tiết kiệm được ngân sách cho đơn vị, cho nhân dân.
– Tham mưu với Ban đại diện Cha, mẹ học sinh tạo điều kiện hỗ trợ cùng với nhà trường đầu tư cơ sơ vật chất thang thiết bị tin học để cho các em học sinh có điều kiện học tập thuận lợi hơn.
– Phải đảm bảo đường truyền Internet 24/24 để mọi người truy cập và khai thác thông tin.
Nếu trang thiết bị CNTT không tốt, không ổn định sẽ làm cho người dùng dễ chán nãn và không muốn tham gia đây là một việc rất quan trọng cần phải chú ý.
4. Ứng dụng công nghệ thông tin đến với học sinh.
Nhà trường thường xuyên tổ chức các sân chơi cho học sinh trong đó có ứng dụng CNTT, các em rất phấn khởi nhiệt tình tham gia và cùng với các thầy, cô nghiên cứu học hỏi, tìm tòi vận dụng để tìm ra những sáng tạo hấp dẫn hơn. Như trò chơi “Rung chuông vàng”, “Câu lạc bộ ngoại ngữ có ứng dụng CNTT”, “Câu lạc bộ tin học”, “Tìm ô đoán chữ”…
Hướng dẫn cho các em sử dụng Internet để truy cập và tìm kiếm các trang Web lành mạnh, các thông tin bổ ích trên mạng hỗ trợ cho việc học tập, vui chơi, giải trí của các em để các em giảm đi gánh nặng căng thẳng trong học tập.
Trong tuần những thời gian rãnh nhà trường mở phòng máy tính cho các em đến học tập, nghiên cứu vì thế trong các kì thi qua mạng do Bộ, Sở và phòng giáo dục tổ chức như giải toán qua mang (Violympic), Tiếng Anh qua mạng (IOE), giao thông thông minh… các em rất nhiệt tình tham gia, làm cho bộ mặt CNTT trong nhà trường ngày càng đi lên.
5. Tổ chức tốt việc kiểm tra đánh giá kết quả ứng dụng CNTT trong nhà trường.
– Tổ chức kiểm tra thường xuyên việc ứng dụng CNTT trong từng tiết giảng:
– Kiểm tra và đánh giá kiến thức học sinh là một công việc rất quan trọng của người thầy để đút rút kinh nghiệm giữa một tiết có ứng dụng CNTT và một tiết truyền thống, sau đó cùng góp ý với đồng nghiệp để tìm biện pháp đạt hiệu quả cao nhất. Như trong những tiết có ứng dụng CNTT thì tiết học sôi nổi, học sinh rất hào hứng trong học tạp, hình ảnh trực quan và sinh động làm cho học sinh có sự tập trung hơn.
– Tổ CNTT cần luôn giám sát các phòng ban trong trường để nắm bắt được những ưu, nhược điểm của các phần mềm ứng dụng, thiết bị như thư viên, thiết bị, kế toán… nhằm tìm ra những giải pháp để khắc phục.
– Mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường phải có trách nhiệm thường xuyên nghiên cứu, tìm kiếm thông tin bổ ích để đưa lên website.
– Phân công nhiệm vụ theo dõi và quản lí Website, kiến nghị hay đề suất những thông tin cần đưa lên của các thành viên trong nhà trường, kiểm tra đánh giá chất lượng thông tin trước khi đưa lên Web đã làm cho thông tin trên Website luôn luôn phong phú và hấp dẫn.
– Có xếp loại giáo viên đồng thời đề nghị khen thưởng các giáo viên có năng lực về CNTT cũng như các cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ sau mỗi năm học.
6. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy và quản lý.
Đặc biệt những năm học gần đây đang đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy nên tôi luôn luôn vận động các đồng chí trong tổ tham gia đăng ký các tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học để nâng cao chất lượng tiết dạy. Tôi nhận thấy hầu như nhiều giáo viên còn ngại, chưa tự tin trong việc soạn giảng, dạy học bằng các phương tiện công nghệ thông tin. Nên bản thân tôi là người luôn tổ chức các chuyên đề về ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy để các đồng chí giáo viên trong trường mạnh dạn hơn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin. Bên cạnh đó luôn giúp đỡ, hướng dẫn các đồng chí để nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin.
Tham gia cổng thông tin của ngành để thường xuyên nắm bắt thông tin có liên quan tới đơn vị như các quyết định, công văn hướng dẫn, các thông báo…
Tin học hóa việc giảng dạy, cộng điểm, xếp loại, thống kê kết quả học tập của học sinh. Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các kết quả đó cho tổ, nhóm và chuyên môn.
Sử dụng phần mềm để thống kê kết quả kịp thời ngay khi giáo viên nhập điểm các bài kiểm tra từ 15 phút trở lên. Nội dung thống kê theo từng giáo viên, từng khối lớp và toàn trường. Tôi cung cấp các bản thống kê này cho tổ và nhóm bộ môn để phục vụ cho việc sinh hoạt tổ, nhóm.
Nhờ vậy tổ, nhóm bộ môn có được kết quả thống kê một cách chính xác, kịp thời để có số liệu cho việc sinh hoạt tổ, nhóm bộ môn nhanh nhất.