b.1. Phương pháp giới thiệu bài TĐN:
Trong phân môn TĐN phương pháp giới thiệu bài cũng không kém phần quan trọng so với những phương pháp khác. Đây là bước đầu để tạo sự thu hút của học sinh về bài TĐN mà các em chuẩn bị học. Có rất nhiều cách để giới thiệu một bài TĐN mà tôi đã và đang áp dụng cho mỗi tiết dạy của mình như:
* Ví dụ 1: Bài TĐN số 4 “ Mùa xuân về ”.
– Giáo viên cho học sinh xem qua một số tranh ảnh về các hoạt động của các dân tộc ở miền núi xa xôi đặc biệt là các tranh về mùa xuân của các dân tộc Mường, Mông, Mèo… rồi dẫn dắt vào bài học.
– Cho học sinh xem tranh nhạc sĩ Phan Trần Bảng rồi sau đó giới thiệu sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Phan Trần Bảng.
*Ví dụ 2: Bài TĐN số 7 “Quê hương”
– Giáo viên giới thiệu cho học sinh về một số hình ảnh về đất nước U-crai-na.
– Giáo viên dẫn dắt lời giới thệu: Trong mỗi cuộc đời chúng ta ai ai lớn lên cũng có quê hương. “ Quê hương là con diều biếc tuổi thơ em thả trên đồng … Quê hương là đường đi học em về rợp bướm vàng bay…”. Có rất nhiều bài hát viết về quê hương tiết học hôm nay cô sẽ hướng dẫn cho các em học một bài Tập đọc nhạc của đất nước U- crai- na đó là bài TĐN số 7 “Quê hương”.
b.2. Phương pháp nhận xét bài TĐN:.
Trước khi đi vào nội dung chính học đọc nhạc thì giáo viên nên đưa ra một số câu hỏi phù hợp, nhằm củng cố lại cho các em kiến thức nhạc lí cơ bản, giúp các em vừa đọc tốt bài TĐN, vừa có cơ sở để ghi nhớ các kí hiệu âm nhạc, vừa tăng thêm khả năng vận dụng những kiến thức lí thuyết vào học đọc nhạc.
* Ví dụ: Bài TĐN số 5 “Em là bông hồng nhỏ”
* Trước khi tìm hiểu GV nên đàn bài TĐN cho học sinh nghe qua để các em dễ cảm nhận giai điệu. Sau đó đặt một số câu hỏi:
– Bài TĐN được viết ở nhịp mấy? ( 4/4)
– Ô nhịp đầu tiên là ô nhịp gì?( nhịp lấy đà)
– Em hãy nhận xét về cao độ, trường độ?
– Trong bài có những kí hiệu âm nhạc nào? ( dấu nhắc lại, khung thay đổi, dấu lặng đen)
– Nốt nhạc cao nhất, nốt nào thấp nhất? ( nốt mi; nốt rê)
– Bài TĐN được chia làm mấy câu? ( 8 câu)
Giáo viên chốt ý và cho học sinh ghi nội dung. Qua phương pháp này, bước đầu giáo viên đã giúp cho học sinh nhớ lại kiến thức nhạc lí và các kí hiệu âm nhạc khi học tập đọc nhạc. Đồng thời tạo cho học sinh tính tích cực và chủ động trong giờ học hơn.
b.3. Phương pháp luyện tập cao độ, trường độ:
* Cao độ:
Cho học sinh khởi động bằng cách luyện thanh, luyện thanh 7 âm ( đối với tiết có TĐN thì bắt buộc) theo lối đi lên, đi xuống kết hợp với động tác tay, năm ngón tay ứng với 5 dòng kẻ, tạo ra 4 khe, dòng kẻ phụ là ngón tay của bàn tay còn lại ( tùy bàn tay thuận của học sinh). Theo thứ tự: Đồ: giứa dòng kẻ phụ thứ nhất ( ngón tay trỏ của bàn tay còn lại); Rê: khe giữa dòng kẽ chính và dòng kẻ phụ ( ngón trỏ áp lên sát vào ngón út của khuôn bàn tay); Mi: giữa dòng kẻ chính thứ nhất; Pha : giữa khe thứ nhất ( ngón út và áp út); Son: giữa dòng kẻ chính thứ hai… Tương tự đến nốt Đố( khe thứ 3). Sau đó đọc và thực hiện ngược lại. Sau khi đọc thang âm giáo viên nên cho học sinh đọc các âm trụ chính của giọng bài TĐN để các em nắm được phần âm thanh ổn định nhất qua đó đọc vào bài sẽ tốt hơn.
Mục đích là vừa có thể tạo không khí âm nhạc, vừa khởi động giọng, vừa hình thành cho các em có phản xạ điều kiện để đọc đúng cao độ của thang âm, áp dụng vào bài TĐN, rèn luyện kĩ năng xác định nhận ra tên nốt một cách chính xác, nhanh nhẹn. Luyện tập cho học sinh đọc nốt nhạc thấp nhất và nốt nhạc cao nhất của bài TĐN.
Nếu trong bài TĐN có những quãng khó hoặc luyến nên học sinh đọc không được thì giáo viên nên hướng dẫn cho học sinh bằng cách nghe đàn và đọc nhiều lần.
* Ví dụ: Bài TĐN số 5 ở những chỗ 6, quãng 7 (Mi- sol); (Pha- sol) thì GV nên đàn cho học sinh nghe nhiều lần cho các em cảm âm được và luyện đọc nhiều.
Học một bài TĐN thông thường đã là khó đối với các em nhưng trong chương trình học lớp 7 lại có một số bài TĐN có xuất hiện những dấu hóa bất thường thì tôi đã vận dụng một trong những phương pháp sau để học sinh nắm được và đọc tốt hơn:
– GV cho học sinh nghe qua gam của bài TĐN một lần. Sau đó dùng đàn và chỉ ra cho học sinh biết đâu là nốt nhạc bình thường, đâu là nốt nhạc có dấu hóa bất thường.
*Ví dụ: Bài TĐN số 5 ở câu 5 có xuất hiện dấu hóa bất thường ( pha #).
– GV cho học sinh luyện tập nốt nhạc bất thường va nốt nhạc kề dấu hóa đó.
– GV đàn cho học sinh đọc (Pha – sol) và ( Pha# – sol) để học sinh nhận biết sự khác nhau và đọc cho chính xác.
Những cách học trên đã giúp cho các em giữ và định vị được cao độ đồng thời tạo sự thu hút cho tiết học them vui và sinh động hơn.
* Trường độ:
Trong chương trình âm nhạc 7 các em chỉ làm quen vói các hình nốt: móc đơn, đen, đen chấm dôi, trắng, trắng chấm dôi, tròn. Khi dạy GV cần luu ý:
– Nốt tròn: (o) khi đọc nhạc những bài có nốt tròn GV nên đếm 2,3,4 cho các em ngân đủ phách rồi mới đọc tiếp.
– Nốt trắng chấm dôi: đếm 2,3 cho học sinh ngân đủ đến dứt tiếng đếm của giáo viên thì đọc tiếp câu sau.
Nếu vận dụng cách đếm nhịp thì khi dạy GV sẽ không còn lo là học sinh đọc sai nhịp, phách và đối với học sinh sẽ cảm thấy yên tâm, chăm chú đọc hơn.
b.4.Phương pháp luyện tiết tấu:
* Yêu cầu: Đối với phân môn này đòi hỏi học sinh phải có thanh phách. Đây là đồ dùng học tập rất cần thiết trong phân môn này. Gõ tiết tấu sẽ giúp các em giữ được nhịp, phách, không bị cuốn nhịp.
Đối với học sinh trường THCS Nguyễn Trãi các em rất sợ phân môn này vì do một phần các em chưa học kĩ ở bậc tiểu học… Nên tôi đã áp dụng một vài phương pháp giúp các em hết sợ và có sụ hứng thú khi học. Hầu hết các bài TĐN được viết dựa trên một âm hình tiết tấu chung, cho nên trước khi vào đọc bài giáo viên hướng dẫn cho học sinh tìm ra âm hình tiết tấu.
* Ví dụ: Bài TĐN số 2: Ánh trăng
Âm hình tiết tấu: 4/4 Đen đen đen đen, trắng trắng, đen đen đen đen, tròn
– Giáo viên đọc âm hình tiết tấu 3 lần. Học sinh theo dõi.
– Giáo viên vừa đọc tiết tấu theo âm hình đen, trắng kết hợp gõ âm hình tiết tấu 3 lần cho học sinh quan sát.
– Cho học sinh luyện tập 3 lần.
– Giáo viên đọc nốt nhạc và kết hợp gõ phách.
* Trò chơi:
– Giáo viên chia lớp làm 3 nhóm và hướng dẫn luật chơi: Nhóm 1: các em sẽ vỗ âm hình tiết tấu đầu tiên và vừa hết âm hình tiết tấu của bài này thì nhóm 2 nối tiếp vỗ lại âm hình tiết tấu của bài đó. Nhóm 3 cũng nối tiếp nhóm 2. Khi nhóm 2 đọc xong thì nhóm 3 đọc và vỗ tiêt tấu nối tiếp nhóm 2. Trò chơi trên nhằm tạo cho các em sự phản xạ nhanh, nhớ chuẩn xác tiết tấu của bài, tạo sự tập trung trong khi học và không khí sôi nổi, vui vẻ, hiệu quả hơn.
* Hình ảnh minh họa:
b.5. Phương pháp luyện tập từng câu, tập cả bài, ghép lời:
* Luyện tập từng câu:
– Trước khi vào học từng câu giáo viên chỉ định một học sinh đọc tên nốt nhạc ở câu 1 và tiếp theo đó chỉ định học sinh đọc đến hết bài TĐN. Bước này nhằm tạo cho học sinh nhớ lại vị trí nốt nhạc trên khuông và đọc chính xác hơn.
– GV đàn câu 1 khoảng 2-3 lần cho học sinh nghe và nhẩm theo.
– Bắt nhịp cho học sinh đọc khoảng 3 lần cùng với tiếng đàn.
– Gọi 1 nhóm học sinh đọc lại.
– Tập lần lượt theo lối móc xích cho đến hết bài.
– GV theo dõi và sửa sai.
* Tập cả bài:
– GV bắt nhịp cho học sinh ghép cả bài TĐN.
– Chia nhóm luyện tập.
* Ghép lời:
– GV vừa đàn vừa hát một lần cho học sinh nghe qua lời bài hát.
– Bắt nhịp cho học sinh hát, GV đàn.
– Chia lớp làm 2 nhóm: một nhóm ghép lời và một nhóm vỗ phách.
b.6. Phương pháp luyện tập hoàn chỉnh:
Sau khi học sinh ghép lời thuần thục rồi giáo viên cho các em luyện tập bằng nhiều phương pháp khác nhau như:
– Bắt nhịp cho cả lớp đọc nhạc và ghép lời 2 lần.
– Chia lớp làm 2 nhóm: một nhóm đọc nhạc và một nhóm ghép lời thực hiện cùng một lúc và sau đó đổi ngược lại.
– Cả lớp đọc nhạc và ghép lời kết hợp gõ thanh phách theo (nhịp, tiết tấu).
– Hướng dẫn học sinh đọc nhạc, ghép lời đối đáp giữa nam và nữ.
– Vận dụng phương pháp đánh nhịp2/4; 3/4; 4/4 vào thực hành cho các bài TĐN. Áp dụng phương pháp này nó giúp cho học sinh được thuần thạo hơn về cách đánh nhịp đồng thời tạo sụ gần gũi giữa giáo viên đối với học sinh hơn. Vì khi đánh nhịp sẽ có một số em sẽ bị cuốn nhịp thi người giáo viên sẽ trực tiếp cầm tay học sinh và tập đánh cho đúng theo bài TĐN.
– Hướng dẫn cho học sinh về nhà dịch lời bài TĐN đã học sang tiếng mẹ đẻ.(đối với học sinh dân tộc ).
Ví dụ : Bài TĐN số 1 do em Nông Thị Duyên học sinh lớp 7B dịch sang tiếng Tày.
Tương lai đang tón tắng mầu cải noọng, côộc nềm bước cô pây coỏn.
Tương lai đang tón tắng mầu cải noọng, pây nềm cô nước nhà.
b.7. Sáng tác lời ca mới cho bài TĐN:
Sau mỗi tiết học phân môn TĐN tôi đã cho bài tập cho học sinh về nhà tập đặt lời ca mới với chủ đề tự chọn.
b.8. Chơi trò chơi:
Ngoài những phương pháp dạy TĐN trên tôi đã đưa ra và vận dụng một số trò chơi nhằm tạo cho các em nắm nhanh hơn, sâu hơn và chắc kiến thức hơn, tạo sự hứng thú, phấn khởi hơn trong tiết học như:
* Luyện tai nghe:
Như chúng ta đã biết Tai là một bộ phận chủ yếu giúp con người nhận biết âm thanh, thưởng thức âm nhạc. Luyện tai giúp các em hát đúng, tạo cho các em sự linh hoạt khi học tập đọc nhạc và bớt đi sự căng thẳng trong tiết dạy tập đọc nhạc. Đồng thời giúp các em khi nghe một bài hát hoặc một bài TĐN mới thì các em sẽ cảm nhận giai điệu nhanh hơn, thể hiện tốt hơn.
– Khi học xong bài TĐN số 3 ( Đất nước tươi đẹp sao), ở phần củng cố giáo viên sẽ đàn một câu nhạc bất kì, học sinh lắng nghe, nhận biết đó là câu nhạc nào và đọc lại câu nhạc đó.
– Giáo viên chia bài TĐN thành những tiết nhạc nhỏ. GV đàn giai điệu. Học sinh lắng nghe và sẽ hát câu hát nối tiếp.
Ví dụ: GV đàn tiết nhạc thứ nhất của câu 4 ( rê- sol- pha-mi-rê), học sinh lắng nghe, nhận ra tiết nhạc câu nào và đọc tiếp ( rê- pha- mi- rê- mi)
* Tìm âm chủ bài TĐN:
– Giáo viên đàn nét nhạc cuối cùng của 1 câu
trong bài TĐN khi kết thúc câu nhạc đó không
về âm chủ mà ở một nốt bất kì. GV yêu cầu
học sinh nghe và phát biểu cảm nhận của mình và đưa ra cách giải quyết.
Ví dụ: Bài TĐN số 1 ( Ca ngợi Tổ quốc)
GV đàn câu 4 như sau: (Pha- mi- rê- sol- pha). Học sinh nhận xét và đưa ra cách giải quyết: (Pha- mi- rê- sol- đô).
* Ghi nhớ nhanh:
GV chia lớp làm 3 nhóm. GV sẽ phát cho mỗi nhóm một bảng phụ để học sinh ghi câu trả lời vào bảng phụ theo trí nhớ vừa học. Thời gian qui định là từ 4-5 phút. Nhóm nào ghi được nhiều kết quả đúng nhất thì nhóm đó sẽ chiến thắng.
Ví dụ: Bài TĐN số 7 ( Quê hương)
GV đưa ra một số câu hỏi như:
+ Bài TĐN số 7 ( Quê hương) là dân ca của nước nào?
+ Bài TĐN số 7 viết ở nhịp mấy?
+ Được chia làm mấy câu?
+ Cao độ nốt nào cao nhất?
+ Cao độ nốt nào thấp nhất?
+Trong bài có những kí hiệu âm nhạc nào?
+ Nốt nhạc kết thúc của bài là nốt gì?