Những biện pháp hay giúp học sinh hứng thú học hát

Làm thế nào để thực hiện tốt các giải pháp và biện pháp mang lại hiệu quả cao cho mỗi tiết dạy môn học âm nhạc? Điều đó phụ thuộc rất lớn vào cách tổ chức dạy học của giáo viên. Mỗi chúng ta đều phải vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học và đổi mới phương pháp thì mới phát huy được hết khả năng của học sinh, tự các em tìm ra kiến thức cho bản thân mình, “tuy hát không hay nhưng các em vẫn tự tin mình có thể hát đúng được”, nhờ vậy giờ dạy hát mới đạt hiệu quả cao. Vì vậy, đối tượng lớp 6 chúng ta cần tạo điều kiện cho tất các em đều được tham gia vào bài học để các em làm quen, tự tin, mạnh dạn  trước tập thể lớp khi các em lên lớp trên sẽ hạn chế rất nhiều tính e ngại khi đứng lên trình bày hát hoặc lên bảng trình bày.Để có một tiết dạy có kết quả tốt  GV phải chuẩn bị bài đầy đủ các bước có đầu tư vào bài soạn của mình.Theo hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Âm nhạc của Bộ Giáo dục.

      Theo phân phối chương trình học hát 1 tuần chỉ có 1 tiết, thông qua tiết học hát tất cả học sinh được nhìn, được nghe, được ôn lại phần lí thuyết qua tiết học hát.Vì vậy, GV phải tạo được sự hứng thú học tập bộ môn của học sinh. Muốn vậy các kiến thức kĩ năng và thực hành âm nhạc trong mỗi bài học phải được biên soạn có hệ thống, sao cho dung lượng kiến thức và kĩ năng thực hành của mỗi bài học, mỗi lớp học phải mang tính vừa sức. Phương pháp giảng dạy các phân môn phải được cải tiến sáng tạo, áp dụng linh hoạt cho phù hợp với thời lượng tiết học, điều kiện dạy và học đặc biệt phù hợp với trình độ và khả năng học tập của từng lớp học và từng học sinh.

Trong quá trình giảng dạy cần đưa vào một số trò chơi vừa nâng cao hiệu quả bài học vừa tạo hứng thú cho học sinh với tinh thần “học để mà vui, vui để mà học”

Đến giờ học giáo viên tổ chức trò chơi cho học sinh.Trong âm nhạc có rất nhiều trò chơi:

Ví dụ: Trong học hát có trò chơi “Nhìn tranh đoán tên bài hát”, “Nghe nhạc đoán bài hát-nghe nhạc đoán câu hát”.

– Chúng ta phải áp dụng PPDH (phương pháp dạy học) tích cực thực chất là cách dạy học hướng tới người học, giúp người học được hoạt động để nhận thức phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo.

– GV phải hướng dẫn HS phát triển năng lực tự đánh giá để có thể tự điều chỉnh cách học.GV phải tạo điều kiện để HS tham gia đánh giá nhận xét lẫn nhau.Bên cạnh đó cách dạy âm nhạc cũng góp phần rất quan trọng khi dạy hát cần hết sức linh hoạt và mền dẻo, nên các quy trình dạy hát dưới đây là những hoạt động cần thực hiện khi dạy hát.

*Quy trình dạy hát

– Giới thiệu bài

– Tìm hiểu bài

– Nghe hát mẫu

– Khởi động giọng

– Tập hát từng câu

– Hát cả bài

– Củng cố, kiểm tra

*Phương pháp  dạy hát

– Khi dạy hát cần có sự linh động tránh nhàm chán chúng ta có thể làm như sau:

+ Phần giới thiệu bài: GV cần phải tạo được sự chú ý đến HS.

+ Phần nghe hát mẫu:Mục tiêu để HS làm quen với giai điệu và có cảm nhận ban đầu về bài hát.

GV hát mẫu hoặc mở băng đĩa nhạc.Thông thường GV tự đệm đàn và trình bày bài hát cho HS nghe thì đây là điểm mạnh giúp HS cảm thụ được bài hát một cách đầy đủ, trọn vẹn bởi cách hát của GV gần gủi với HS hơn.

HS thấy hào hứng khi nghe thầy cô hát, HS thấy được năng lực của GV.Tuy vậy, không phải lúc nào GV cũng phải tự đệm đàn và trình bày hát mãi như thế sẽ không tạo được sự mới lạ.Thỉnh thoảng GV có thể mở băng đĩa nhạc do các em trường năng khiếu trình bày.Như vậy các em thấy được đối tượng cùng trang lứa với mình trình bày sẽ lôi kéo các em vào bài học.

+ Sau khi nghe hát mẫu, GV khuyến khích HS nói lên cảm nhận của mình về bài hát như:Bài hát các em vừa nghe có hay không, nhịp điệu của bài hát nhanh hay chậm, sôi nổi hay tình cảm, nhẹ nhàng hay tha thiết?…

+ Khởi động giọng:Giúp HS chuẩn bị về tư thế, hơi thở và giọng hát, dạy hát ở giọng nào cho các em khởi động ở giọng đó.

Ví dụ:Bài hát viết ở giọng Đô trưởng, cho các em khởi động đọc âm la theo giọng Đô trưởng, từng chuổi âm ngắn.

+ Tập hát từng câu: là phần trọng tâm cần nhiều thời gian.GV cần kết hợp sử dụng nhạc cụ và đàn giai điệu từng câu để HS hát nhẩm theo, với những câu khó GV nên hát mẫu để hướng dẫn HS hát đúng giai điệu, lời ca của từng câu hát.Để HS dễ nắm bắt giai điệu bài hát GV cần đàn giai điệu từng câu khoảng 2-3 lần để HS nghe và nhẩm theo sâu đó GV bắt nhịp để HS hát hoà theo đàn khoảng 2- 3 lần.Để hổ trợ GV có thể chỉ định HS hát khá hát lại câu đó cho cả lớp cùng nghe.GV củng có thể chỉ định nhóm 2-3 em cùng hát, GV lắng nghe phát hiện chổ sai và sửa lại.GV chú ý tập hát theo kiểu móc xích cứ tập xong 2 câu GV cho HS hát nối qua 1 lần.Khi HS hát sai GV cần sửa lỗi ngay bước tập từng câu.Như thế sẽ tránh được nhiều lỗi về sau.

+Hát cả bài:Bước này HS trình bày đầy đủ bài hát GV tiếp tục sửa sai cho HS (nếu có)Ngoài ra phải thể hiện được đúng chổ ngân, nghỉ và thể được sắc thái tình cảm của bài hát.Khi HS hát đúng giai điệu và lời ca.GV hướng dẫn HS cách lấy hơi, ngân nghỉ đúng trường độ của bài hát.Lúc HS hát tốt GV chọn tiết điệu, tốc độ, phù hợp đệm đàn và bắt nhịp cho HS hát hoàn chỉnh bài hát.GV chú ý lắng nghe và sửa lỗi cho HS.

+ Củng cố, kiểm tra:Bước này gúp HS hát sinh động hơn, GV hướng dẫn có thể yêu cầu HS hát lĩnh xướng và hoà giọng.

GV liên hệ thực tế và giáo dục HS về thái độ, giáo dục thẩm mĩ, yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài hát.

* Kĩ năng dạy hát phát huy tính sáng tạo của HS

– Trong quá trình dạy hát, GV có thể yêu cầu HS hát và tự kiểm tra lẫn nhau, khuyến khích kĩ năng nghe và đánh giá của từng em.Ngoài ra, GV khơi gợi để HS nói lên cảm nhận của mình về bài hát, điều này bổ sung giàu khả năng cảm thụ âm nhạc của các em.

– Học xong bài hát, HS cần thể hiện sự sáng tạo trong việc trình bày và biểu diễn bài hát.Trong lúc học bài hát HS đã được GV hướng dẫn chia câu, chia đoạn, hát lĩnh xướng, đối đáp, hoà giọng.Hình thức trình bày bài hát là đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca…Vì vậy, đây là điều kiện thuận lợi để các em nắm bắt để áp dụng vào bài.

VD: khi học xong bài hát GV gợi ý HS cách hát một bài hát sao cho hay, hát mấy lần, mỗi câu do ai đảm nhận, sang đoạn b hát ra sao, câu kết thúc như thế nào.Ngoài ra GV có thể gợi ý tìm một vài động tác phụ hoạ hoặc GV hướng dẫn một vài động tác cho bài hát thêm sinh động.Như vậy hình thức trình bày bài hát của mỗi nhóm sẽ rất đa dạng và phong phú, giàu tính sáng tạo.GV cần động viên khuyến khích, tuyên dương và đánh giá kết quả để các em thấy được công sức thành quả của mình.

    Một điều hết sức quan trọng trong việc tạo hứng cho HS khi kiểm tra 1 tiết hay học kì GV yêu cầu HS tự chọn nhóm 2- 4 hoặc 6- 8 HS lên biểu diễn bài hát có động tác phụ hoạ hay múa phụ hoạ cho bài hát.Như thế tạo không khí thi đua những thành viên trong lớp với nhau.Như vậy, GV đã tạo cơ hội cho HS phát huy sự sáng tạo khẳng định khả năng của mình.

– Khi yêu cầu HS tự chọn nhóm là tạo điều kiện để các em tự do lựa chọn đối tượng phù hợp, thích hợp với giọng hát của mình.Các em tự chọn nhóm sẽ làm cho các em thích thú khi được làm việc trong nhóm phù hợp về sở thích, âm vực giọng, chất giọng…

– Để phát huy tính sáng tạo, chủ động GV yêu cầu HS tự chọn, tự suy nghĩ ra động tác phụ hoạ cho phù hợp với nội dung bài hát.GV yêu cầu Nhóm khi trình bày bài hát của nhóm cần chú ý đến hát phải to rõ ràng, trôi chảy, đúng cao độ, đội hình, phụ hoà phải đồng đều, cữ đại diện nhóm giới thiệu bài hát mà các em sắp trình bày.Muốn làm được điều này có kết quả cao GV cần tạo điều kiện về thời gian, thông báo cho HS chuẩn bị trong vòng 1 tuần để các em chọn nhóm và chuẩn bị bài.

* Vào đầu giờ học GV thường xuyên kiểm tra sự chuẩn bị bài học ở nhà của học sinh, kiểm tra bài cũ, nếu có một vài em về nhà chuẩn bị chưa tốt GV nhắc nhở.Nếu HS vi phạm nhiều lần GV cho HS chép phạt.Chép phạt cũng là một cách để ôn lại bài học, nắm chắc bài học hơn cho các em.

– Những em thực hiện tốt bài tập về nhà, học thuộc bài hát GV tuyên dương có đánh giá xếp loại để khuyến khích học sinh.

   -Đến tiết ôn tập GV hướng dẫn tổ chức để các em có ý kiến nhận xét lẫn nhau trong lúc học, tạo điều kiện để các em tự đánh giá, cảm nhận, sau đó GV nhận xét để các em biết tự điều chỉnh cách hát cách thể hiện của mình.Nhận xét lẫn nhau không phải để các em chê bai nhau mà nhằm giúp các em tập trung chú ý nghe và cảm nhận.Đó là cơ sở giúp các em có kỷ năng sáng tạo, tích luỹ vốn kiến thức học ở lớp.

*Phương tiện hổ trợ khi dạy hát

– Khi dạy hát cần có các phương tiện hổ trợ như:Đàn organ, băng đĩa nhạc, máy nghe nhạc chương trình lớp 6,7,8,9, bản đồ Việt Nam và thế giới, (thanh phách) nếu có.

+ GV sử dụng tốt nhạc cụ (đàn organ) là một thuận lợi rất lớn trong việc tạo hứng thú cho HS.

+ Băng đĩa nhạc, máy nghe cũng góp một phần vào việc trích đoạn, giới thiệu bài hát làm cho bài dạy thêm sinh động và phong phú.

Copyright 2019 © Kinh nghiệm dạy học | Thiết kế bởi Web Bách Thắng