Phát triển kỹ năng cùng đọc cho học sinh tiểu học

Phát triển kỹ năng cùng đọc cho học sinh tiểu học

I.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Học ngoại ngữ trong các trường tiểu học đã trở thành vấn đề cấp thiết không những chỉ của riêng các phòng giáo dục, các trường tiểu học mà nó còn là vấn đề đang được cả xã hội quan tâm nhất là khi ngoại ngữ đã trở thành môn học chính và cần thiết đối với các em học sinh nhỏ tuổi. Hiểu được tầm quan trọng của việc dạy tiếng Anh trong các trường tiểu học, trong năm 2012-2013 sở GD & ĐT Đak Lak đã ra công  văn số 991/ GDTH.SGD&ĐT V/v triển khai Đề án “ dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc  dân tỉnh  Dak Lak,  theo chương trình thí điểm  sách giáo khoa tiếng Anh mới của bộ GD& ĐT  .

Tiếng Anh trong trường tiểu học không những phản ánh được khả năng ngôn ngữ của trẻ nhỏ mà  nó còn là nền tảng cho một thế hệ mai sau. Học sinh muốn giao tiếp bằng Tiếng Anh ở những cấp học trên nữa thì tiếng Anh tiểu học phải vững và phát triển đúng chuẩn. Muốn đạt được điều đó thì các em phải được phát huy tối đa bốn kỹ năng nghe-nói-đọc viết. Bốn  kỹ năng này có mối quan hệ biện chứng cho nhau. Muốn nói tốt phải nghe tốt, và muốn viết tốt phải đọc tốt.

Tuy nhiên trong trường tiểu học, để bốn kỹ năng này thật sự biện chứng hiệu quả cho nhau thì giáo viên phải có biện pháp cụ thể. Đọc  là một kỹ năng không hề dễ với trẻ, đọc như thế nào để trẻ  thấy hứng thú và không nhàm chán thì đó không phải là vấn đề mà giáo viên nào cũng làm được. Học sinh cảm thấy học đọc khó và nhàm chán. Đọc chậm và đọc không có mục đích đọc để làm gì. Giáo viên rất muốn học sinh của mình đọc nhanh, đọc giỏi và hào hứng trong giờ đọc nhưng chưa tìm ra phương pháp hợp lý. Một số giáo viên khác đã tìm ra nhiều cách nhằm giúp đỡ học sinh của mình nhưng chưa thực hiện hiệu quả do thiếu kinh nghiệm, chưa tìm ra quy trình hợp lý, thiếu tài liệu cần thiết cho việc phát triển kỹ năng đọc cho học sinh

Qua quá trình nghiên cứu, tìm tòi tài liệu cộng với những trải nghiệm thực tế trong quá trình soạn bài và giảng dạy, tôi đã rút ra được một số phương pháp cơ bản nhằm giúp giáo viên dễ dàng  phát triển kỹ năng đọc cho học sinh tiểu học. Giúp giờ học đọc trở nên nhẹ nhàng và hứng thú cho cả người dạy và người học.

  1. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.

Trước khi soạn giảng hoặc tiến hành hoạt động cùng đọc, giáo viên cần xác định và bám sát đặc điểm của cùng đọc như sau:

  1. Đặc điểm chính của hoạt động cùng đọc là cả cô và trò cùng nhau đọc câu chuyện hoặc đoạn văn.
  2. Cô và trò cùng nhau đọc to câu chuyện.
  3. Giáo viên cần nhận thức rõ trong lúc đọc học sinh tập trung vào ý nghĩa của câu chuyện.
  4. Trật tự của một bài dạy cùng đọc gồm ba giai đoạn: trước khi đọc, trong khi đọc và sau khi đọc
  5. Giáo viên cần đặt ra một ngữ cảnh phù hợp cho việc đọc.
  6. Học sinh hiểu nội dung bài đọc nhờ sự trợ giúp của giáo viên.
  7. Học sinh cần được đọc vì một lý do gần gũi, thân thiện với trẻ.
  8. Trong suốt giờ đọc, giáo viên cần tiến hành nhiều hoạt động nhằm kích thích, động viên học sinh đọc.
  9. Giáo viên cần nắm rõ để có một bài đọc hiệu quả cần kết hợp nhiều kỹ năng.

 + Các bước tiến hành

Để tiến hành một bài dạy cùng đọc, giáo viên luôn bám sát vào ba giai đoạn chính. Đó là các giai đoạn: trước khi đọc- trong khi đọc và sau khi đọc.

Giai đoạn trước khi đọc:

Để bắt đầu một bài đọc, trước tiên giáo viên cần:

– Để học sinh ngồi gần quanh cô giáo, đây là đặc điểm riêng biệt và nổi bật của phương pháp cùng đọc. Vì khi học sinh ngồi quanh cô gần gũi tạo nên một không khí học  chia sẻ,  đầm ấm và  thân thiện.

– Chơi một trò chơi nhỏ để thu hút sự chú ý của các em.

– Giới thiệu về bài đọc bằng những phương pháp thật sự thu hút. Điều này giúp thúc đẩy tạo sự tò mò của trẻ.

Giáo viên cần lên kế hoạch cho cả đánh giá  học tập và hướng dẫn chuyên biệt.

Giáo viên cũng cần kích hoạt trước những kiến thức liên quan về bài đọc

-Cá nhân hóa ngữ cảnh

– Cả giáo viên và học sinh cùng kiểm tra phân tích trang bìa của quyển truyện hay tiêu đề của bài đọc. bước này giúp kết nối chủ đề của câu chuyện với những kinh nghiệm bản thân trước đó của học sinh. Giúp học sinh bước đầu mường tượng được chủ điểm, nội dung mà mình đang sắp khám phá. Bước này cũng giúp giới thiệu cho các em một số từ vựng sẽ xuất hiện trong bài đọc ngoài ra nó còn giúp thu hút sự chú ý của các em vào các thông tin về tiêu đề và những ví dụ cụ thể.

– Giáo viên và học sinh cùng khám phá những bức tranh liên quan đến bài đọc để làm cho học sinh định hướng nhân vật, cốt truyện, nội dung.

–  Để cho học sinh đoán chuyện gì sẽ xảy ra trong truyện hoặc những thông tin sẽ xuất hiện trong bài đọc.

– Liên hệ với kinh nghiệm bản thân để đoán và hiểu hơn về nội dung câu chuyện trước khi đọc.

Cô và trò cùng chia sẻ những mục tiêu và mong muốn về bài đọc trong quá trình đọc.

-Dự đoán trước về nghĩa, từ vựng, ngữ cảnh, và cả diễn biến câu chuyện

Giáo viên cần chuẩn bị một quyển sách lớn hoặc sách điện tử chiếu trên máy để học sinh dễ dàng thấy được bài đọc mở rộng. điều này rất quan trọng vì nó sẽ trực tiếp tác động đến trực quan sinh động của các em học sinh nhỏ tuổi và gây hứng thú, tò mò cho các em đọc.

 Qúa trình cùng đọc

 –  Đọc câu chuyện/ bài đọc. Vừa đọc vừa chỉ vào từng từ nếu giáo viên có quyển sách lớn hoặc bài đọc được phóng to.

 – Thảo luận với học sinh về những bức tranh.

 – Cho học sinh đoán chuyện gì sẽ xảy ra ở trang kế tiếp hoặc ở đoạn văn tiếp theo nhằm giúp cho học sinh hiểu nghĩa của những từ mới.

– Trong quá trình này giáo viên có thể yêu cầu học sinh của mình diễn tả tình huống cho không khí bài đọc sinh động hơn.

– Học sinh cũng có thể tham gia cùng đọc lặp lại các phần trong câu chuyện.

Khi thiết kế bài dạy giáo viên cần xác đinh mục tiêu cho học sinh và cho chính bản thân mình:

Đọc để hiểu ý nghĩa và thể hiện sự thích thú đối với câu chuyện.

Đọc đi đọc lại câu chuyện và mỗi lần đọc cô và trò đều tập trung vào một vấn đề riêng biệt.

Giáo viên cần lên giáo án cho mỗi bài cùng đọc dài không quá 10 phút đến 15 phút . Khoảng thời gian này là hợp lý  giúp cho tất cả các em học sinh đều tập trung và không bị nhàm chán đối với hoạt động cùng đọc.

Đối với lần đọc mở rộng đầu tiên, cả giáo viên và học sinh đều chú trọng đến ý nghĩa (ý chính) và niềm yêu thích đối với câu chuyện, cho nên trong giai đoạn này giáo viên cần khuyến khích học sinh phát huy hết khả năng dự đoán và tính tò mò của các em.      

Cần kết nối văn bản thành những phân đoạn. Mỗi đoạn sẽ là một trọng tâm của một lần cùng đọc.

Đọc mẫu cho học sinh bằng cách đọc to ,trôi chảy và cảm xúc một đoạn. Hỏi một số câu hỏi đọc hiểu chung và riêng biệt về nội dung của bài đọc  hai hoặc ba lần, yêu cầu học sinh cùng đọc to hay sử dụng những kỹ năng trong cùng đọc. Mỗi lần đọc là mỗi lần nhấn mạnh trọng tâm như cấu trúc ngôn ngữ hay đọc hiểu.

Sử dụng hợp lý phương pháp giảng dạy, hoạt động và công tác tổ chức lớp học trong suốt giờ học để nâng cao chất lượng học tập.

Giai đoạn sau cùng đọc:

– Thảo luận với học sinh của mình để biết xem cảm nhận của các em về câu chuyện. điều này khuyến khích các em suy nghĩ và lôi cuốn các em.

– Liên hệ chủ đề đang đọc với kinh nghiệm bản thân các em

– Khuyến khích và giúp học sinh kể lại câu chuyện. Giáo viên có thể sử dụng hình ảnh liên quan hay đặt câu hỏi. Bước này giúp giáo viên có thể kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh và khả năng thuật lại những tình tiết đã xảy ra, giúp các em luyện tập thêm kỹ năng nói, khả năng ghi nhớ và giúp tạo ra môi trường nói cho các em tham gia.

– Bước cuối cùng của tiết dạy cùng đọc là tạo ra một sân khấu cho các em đóng kịch lại câu chuyện vừa đọc. sân khấu nhỏ này giúp các em rèn luyện kỹ năng nói và giúp cho các em thêm tự tin trong việc sử dụng ngôn ngữ.

Kết thúc giai đoạn sau cùng đọc học sinh cần đạt được những mục tiêu sau:

– Học  sinh hiểu nội dung bài đọc

– Học sinh có khả năng đọc bài đọc độc lập không cần thêm sự trợ giúp của cô giáo.

Giáo viên phát cho học sinh những tập sách nhỏ để học sinh tự đọc bài hoặc có thể đọc cho nhau nghe.

Giáo viên cũng có thể tải những phim ảnh hoặc  âm thanh của phần bài cùng đọc để học sinh nghe và có thể đọc theo ( bài nghe có thể ở dạng video, CD hoặc mp3).

Thiết kế  bài dạy cho học sinh có thể tham gia vào các hoạt động mở rộng để giúp các em sử dụng ngôn ngữ vào trong ngữ cảnh cụ thể.

+ Hoạt động phát triển từ và câu: Mục đích của những hoạt động này nhằm:

  • Lôi cuốn sự tập trung chặt chẽ hơn của trẻ vào ngôn ngữ;
  • Dẫn sự chú ý của trẻ đến những phương pháp mà trẻ có thể cần sử dụng đến trong lúc đọc ( như âm từ, hình dạng, cấu trúc ngữ pháp, ngữ cảnh);
  • Giúp trẻ nhận ra từ và chú ý đến chính tả , cách sắp xếp các chữ cái trong một từ;
  • Phát triển những kỹ năng nhận biết từ và các chữ cái;
  • Làm cho trẻ nhận biết được sự liên kết giữa các âm từ;
  • Làm mẫu một số phương pháp và kỹ năng giúp trẻ đọc độc lập hơn;

Đây là hoạt động cơ bản và và là một trong những mục đích chủ yếu của cả giáo viên và học sinh trước, trong và sau khi tiến hành xong hoạt động cùng đọc. Hoạt động phát triển từ và câu không những giúp cho các em đọc tốt hơn mà còn giúp cho các em hỗ trợ học tốt các kỹ năng nghe, nói, viết và tự học ở nhà.

Trước khi tiến hành soạn giảng cho hoạt động này giáo viên cần đặt câu hỏi bao quát: chúng ta nên sử dụng những hoạt động nào để tập trung khai thác bài đọc tốt nhất. tiến hành hoạt động nào để phát triển kỹ năng từ và câu tốt nhất cho các em học sinh.

Thông thường giáo viên thường sử dụng những hoạt động sau để ứng dụng phát triển kỹ năng từ và câu trong giờ cùng đọc:

+ Letter Games: Mục đích của trò chơi này là để tập trung sự chú ý của học sinh vào những chữ cái đầu tiên và âm thanh khi phát âm ra những từ đó. Ngoài ra trò chơi này còn còn làm cho học sinh chú ý  nhiều hơn tới những chữ cái trong từ.

 Giáo viên thường tiến hành trò chơi này với câu hỏi: “ các em có thể tìm được bao nhiêu từ bắt đầu bằng chữ A ( hay bất kỳ một chữ cái nào khác)

 – Trò chơi này sẽ được chơi hiệu quả nhất khi dùng kèm với quyển sách lớn hay khi có nhiều bảng nhãn gắn xung quanh phòng.

– Giáo viên chỉ vào chữ cái mình muốn học sinh tìm từ liên quan hoặc có thể viết chữ cái đó lên bảng, để cho học sinh nói ra chữ và âm của chữ cái đó.

– Yêu cầu học sinh tìm từ và kiểm tra xem học sinh có thể tìm được bao nhiêu từ có chứa chữ cái đó ở trong câu chuyện hoặc trong phòng học bằng cách chỉ vào những từ đó.

– Yêu cầu học sinh đọc to những từ đó lên.

– Đặt câu hỏi “ How many “a”s can you find on this page?”

– Để thời gian cho học sinh tìm hết trang sách đó xem các em có thể tìm thấy được bao nhiêu chữ cái “a”.

+ Letter – Sound Link : Mục đích của hoạt động này nhằm giúp học sinh luyện tập âm từ. ngoài ra nó còn giúp cho các em nhận biết được mối liên hệ giữa  âm và từ.

– Chọn một âm ở trong bài mà mình muốn tiến hành hoạt động. Âm này có thể đứng đầu hoặc đứng cuối từ.

– Dùng những lời giới thiệu quen thuộc, dễ hiểu cho trẻ về mối liên kết giữa từ và âm. Lấy một số ví dụ cụ thể và luyện tập phát âm những từ đó ra.

– Đặt một khay đựng đồ dùng trước lớp hoặc đính một số tranh ảnh lên bảng có những từ bắt đầu bằng âm và từ mình muốn tiến hành chơi.

– Lần lượt từng em học sinh phải chọn hay cầm lên vật hoặc tranh có bắt đầu hoặc kết thúc với âm và từ đang nói đến.

– Trò chơi này cũng có thể được tiến hành chơi theo đội. Thành viên từng đội chạy thật nhanh lên trước để vỗ vào vật/ tranh đó hay giật lấy tranh/ vật về cho đội của mình.

– Học sinh chọn lấy hai từ với âm và từ đặc biệt làm ví dụ, vẽ chúng ra, tô màu lên và viết ra từ.

+ Word Recognition: Trò chơi này  nhằm giúp học sinh nhận ra từ giống nhau bằng trực quan và nối chúng lại với nhau.

– Chỉ vào những từ khóa muốn học sinh nhận ra  ở trong bài.

– Vừa chỉ vừa đọc chậm và tách những từ đó ra thành từng âm.

– Để cho học sinh tự chỉ vào từ và nói ra bất kỳ từ nào mà các em biết.

– Phát thẻ từ những chữ đó cho học sinh. Trong lúc đọc câu chuyện, yêu cầu học sinh nối những từ đó với từ trong bài đọc.

+ Bingo ( cả từ và câu): Với trò chơi này học sinh nhận biết từ bằng trực quan là chính. Trò chơi này giúp học sinh liên kết  được văn nói và văn viết. Nó còn giúp học sinh nhận biết và nối những từ / câu giống nhau. Ngoài ra, trò chơi này còn hay được tiến hành nhằm phát triển những kỹ năng phân biệt trực quan.

– Học sinh chọn  những từ cho sẵn trong câu chuyện hoặc đoạn văn rồi viết chúng vào khung Bingo ( gồm 9 ô vuông).

– Giáo viên hoặc học sinh đọc to ra những từ đó và giơ những từ đó lên cho học sinh đánh chéo từ đó trong khung .

– Ai đánh chéo hết hàng thì hô to Bingo. Học sinh nào có nhiều Bingo nhất là người chiến thắng.

+ Sentence Bingo : Mục đích của trò chơi Sentence Bingo cũng giống như của trò Bingo nhưng cách thức tiến hành có khác hơn một chút.

– Lấy câu trong đoạn văn đặt vào ô lưới Bingo. Học sinh có thể cầm và giơ câu lên hoặc có thể đọc to câu đó ra. Học sinh cũng có thể khoanh tròn câu cô giáo đọc, bạn đọc và chỉ vào câu đó.

+ Pelmanism ( trò chơi trí nhớ): Đây là trò chơi nối tranh và từ cùng nghĩa với nhau.

– Chuẩn bị một số  thẻ từ và thẻ hình quen thuộc dựa theo đoạn văn đã đọc.

– Chơi cả lớp:  dán tranh và từ theo mặt úp lên bảng.

– Từng học sinh một lần lượt lên lật 2 tấm thẻ cùng nhau.

– Nếu hai lá thẻ không cùng nghĩa, học sinh phải để lại như cũ và tiếp tục em khác lên.

–  Nếu hai lá thẻ cùng nghĩa với nhau thì học sinh đó được 1 điểm. và người chiến thắng là người có được nhiều điểm nhất.

– Chơi theo nhóm: cùng một trò chơi này ta cũng có thể tiến hành chơi theo nhóm chơi trên bàn hay trên sàn nhà. Người chơi phải cố gắng kiếm được càng nhiều thẻ càng tốt.

+ Sentence Matching – Word Matching:  Mục đích của trò chơi này nhằm để cho học sinh nghe thông tin chính và nối văn  nói với văn viết.

–  Phát cho học sinh những câu khóa/ từ khóa trong bài đọc.

– Đọc lại câu chuyện / bài đọc một lần nữa.

– Khi nghe cả lớp đọc tới câu của mình, học sinh cầm lấy câu / từ đó và lên đứng trước lớp, giơ cao câu đó lên.

+ Word masking:  Trò chơi này giúp học sinh nhận biết được những nguồn thông tin khác nhau mà các em có thể dựa vào đó để biết được ý nghĩa những từ mình chưa biết.

– Dùng miếng dán để che đi một từ trong câu. Trong khi đọc, yêu cầu học sinh tìm ra từ bị che là từ gì.

– Khuyến khích các em dùng những gợi ý khác nhau như ý nghĩa, âm- từ, cấu trúc ngữ pháp, từ đồng nghĩa để tìm ra từ.

+ Sentence Building: Hoạt động này giúp cho học sinh nhận biết được câu được xây dựng như thế nào. Nó còn giúp cho học sinh nhận biết từ trong câu.

  • Cắt một câu trong bài đọc ra làm nhiều đoạn rồi phát cho học sinh.

– Yêu cầu các em sắp xếp lại câu đó hay làm theo nhóm.

  1. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp

III. 1 KẾT LUẬN

Đọc là một trong những kỹ năng rất quan trọng trong quá trình học và ứng dụng tiếng Anh  vào cuộc sống thực tế hàng ngày vì thế đừng để không đọc được làm rào cản con đường học sinh bước ra tìm hiểu thế giới mới.

Đổi mới phương pháp giảng dạy cùng với áp dụng nhiều hoạt động ứng dụng mở rộng giúp cho cả giáo viên và học sinh thấy yêu thích môn đọc hơn. Làm cho giờ học đọc thú vị hơn, hiệu quả hơn.

Giờ học đọc đối với cô và trò trường TH Nguyễn Văn Trỗi giờ đây trở nên nhẹ nhàng và năng động. Mở rộng được lượng kiến thức và phát triển toàn diện các kỹ năng cho học sinh. Tạo nên một nền tảng vững chắc cho các em bước vào những môi trường giao tiếp mới, những trải nghiệm mới sau này.

Để đạt được kết quả cao như ý muốn đòi hỏi nỗ lực của cả cô và trò. Học sinh cần chăm ngoan, ham học hỏi. Giáo viên phải có lòng nhiệt huyết, hăng say yêu nghề. Cần có kiến thức, tính linh hoạt và  chủ động trong mọi hoạt động. Giáo viên  phải chịu khó tìm tòi, sáng tạo để ứng dụng và tự tạo ra những phương pháp, hoạt động uy tín cả về chất lẫn về lượng.

Bấm vào đây để tải về

 

 

 

 

Copyright 2019 © Kinh nghiệm dạy học | Thiết kế bởi Web Bách Thắng