Một số biện pháp để hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm lớp
I.1/ Lí do lựa chọn đề tài nghiên cứu.
– Là một giáo viên luôn luôn nhận được sự tin tưởng của BGH nhà trường, cũng như được sự tín nhiệm của các bậc Cha mẹ học sinh, nên bản thân luôn được giao nhiệm vụ giảng dạy các khối lớp cuối cấp Tiểu học, nhất là được giao làm công tác Chủ nhiệm lớp 5A trong đơn vị Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc – Xã DliêYa thuộc sự quản lí của Phòng GD&ĐT huyện Krông Năng. Trong công việc đối với bản thân tôi tự nhận thức được rằng, công việc giảng dạy đã gặp nhiều khó khăn thử thách, hơn nữa công tác làm Chủ nhiệm lại càng khó khăn vô vàn hơn. Bởi lẽ công tác Chủ nhiệm lớp chiếm một vị trí, vai trò quan trọng nhất trong việc giáo dục toàn diện cho Học sinh về Đức – trí – thể – mĩ. Đây là một nhân tố quan trọng đối với giáo viên, vì nó quyết định toàn bộ sự thành công hay thất bại của mình chính là nhờ vào phần lớn công tác làm Chủ nhiệm lớp.
– Bên cạnh đó, ở lứa tuổi Tiểu học các em còn rất ngây thơ nhưng cũng lại rất hiếu động đến mọi điều mới mẻ, nên một số đồng chí giáo viên gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy bất kì một đồng chí giáo viên nào cũng có tâm lí là mong muốn Học sinh của mình ngoan ngoãn, kết quả học tập thật tốt, mỗi ngày một khôn lớn và trưởng thành. Trong khi đó Học sinh lớp 5A, là Học sinh lớn nhất trường, đây là lứa tuổi các em đang có sự thay đổi lớn, đang trong giai đoạn thay đổi về Tâm – sinh – lý của con người, vì vậy giáo viên làm công tác Chủ nhiệm lại càng trở nên khó khăn và đầy thách thức hơn.
– Bởi vậy, qua kinh nghiệm thực tế từ bản thân đã trải qua nhiều năm công tác trong sự nghiệp trồng người đã học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm từ những đồng nghiệp trường bạn cũng như trong đơn vị mình đang công tác nhiều điều bổ ích trong công việc, nhưng điều cốt lõi nhất vẫn còn thiếu sót một vấn đề để hoàn thiện hơn, đó là công tác làm Chủ nhiệm lớp còn bị hạn chế nhiều. Qua một vài năm học trước, một số lớp còn có hiện tượng Học sinh chưa ngoan, còn nghỉ học giữa chừng hay đánh lộn lẫn nhau với bạn trong lớp hay cùng trường. Nguyên nhân dẫn đến những vấn đề trên, một phần là ngay bản thân giáo viên chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm thương yêu – giúp đỡ các em tận tình bằng hết nhiệt huyết của minh, đặc biệt là chưa có những biện pháp phù hợp nhất để các em tích cực hơn trong học tập, cũng như vâng lời thầy cô – cha mẹ. Từ đó, bản thân tôi lại nảy sinh trong đầu ra ý tưởng mình phải tìm tòi ra được một số biện pháp hợp lí nhất để giáo dục Học sinh toàn diện một cách hiệu quả hơn, cũng là để một số đồng chí giáo viên khác tham khảo thêm trong công việc chính của mình đạt được kết quả tôt trong công tác Chủ nhiệm lớp của bản thân.
Đây cũng chính là lí do mà bản thân quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu “ Một số biên pháp để hoàn thành tốt công tác Chủ nhiệm lớp. ”
b/ Nội dung – Cách thức thực hiện các giải pháp – biện pháp.
Với công việc của 1 người làm trong nghề giáo dục thì công tác Chủ nhiệm lớp là nhân tố quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của giáo viên. Vì vậy mỗi giáo viên đưa ra những biện pháp khác nhau, muôn hình muôn vẻ, nhưng điều quan trọng là phải đạt được hiệu quả giáo dục tốt nhất dành cho Học sinh. Nên bản thân đã quyết định tìm tòi và lựa chọn ra 4 giải pháp – biện pháp cơ bản sau đây để nghiên cứu đẫn đến thành công trong công tác Chủ nhiệm lớp. Cụ thể như sau :
* Biện pháp thứ nhất : Phổ biến và quán triệt với Học sinh về việc thực hiện nội quy – nề nếp của nhà trường cũng như của lớp học đề ra.
Biện pháp này đòi hỏi người giáo viên phải nghiên cứu, bám sát vào nội quy nhà trường qui định, để từ đó giáo viên tìm ra phương pháp hợp lí, phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi của các em Học sinh. Sau đó giáo viên phổ biến với toàn thể học sinh trong lớp ngay từ ngày đầu bước vào năm học mới, mà bắt buộc mọi Học sinh phải thực hiện nghĩa vụ của người Học sinh đúng theo quy định chung của Bộ GD&ĐT, cũng như của trương. Điều đầu tiên là người giáo viên phải nêu cao tinh thần tự giác gương mẫu trước các em Học sinh, để Học sinh nhìn vào và thực hiện làm theo. Tiếp đó là giáo viên phải đưa ra nội quy – nề nếp của lớp học một cách phù hợp, khoa học, kết hợp với sự phân tích cho các em hiểu được về những điều tốt đẹp, sự cần thiết nhất mà các em phải thực hiện để có được kết quả học tập tốt.
VD : Khi đi học, giáo viên yêu cầu học sinh phải đi học đúng giờ theo quy định của nhà trường, thời gian ra – vào lớp, ăn mặc trang phục sạch sẽ, đẹp, đúng quy định như thứ 2,4,6 hàng tuần phải mặc đồng phục, khăn quàng, mũ calô đầy đủ. Trong lớp học đặc biệt giữ im lặng, ngoan khi học bài, đầu giờ phải sinh hoạt 15 phút thông qua hình thức ôn lại kiến thức bài cũ, kiểm tra bài tập hay sự chuẩn bị của học sinh trước khi đến lớp. Thậm chí là có thể đọc báo có nội dung nói về những gương học tốt. Qua đây cũng để giúp cho các em Học sinh nêu cao tinh thần tự giác, tự quản lí chung lẫn nhau trong lớp học, cũng vừa là để tạo điều kiện cho Học sinh giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. Muốn thành công và đạt được kết quả đó, thì đầu tiên giáo viên cũng phải hướng dẫn, đào tạo một Ban cán sự lớp thật bài bản và nghiêm túc. Trong trường hợp nếu có học sinh nào đó mà vi phạm về nội quy – nề nếp thì giáo viên không được la mắng, trách phạt các em, mà phải nhẹ nhàng, ân cần, từ tốn khuyên bảo các em dần, cần thiết phải kết hợp với PHHS để khuyên bảo các em thay đổi về ý thức kỉ luật trong nhà trường.
* Biện pháp thứ hai: Phát động và đẩy mạnh phong trào Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực trong nhà trường theo quy định của Bộ – Sở GD&ĐT.
Biện pháp này đòi hỏi giáo viên cũng phải bám sát vào công văn hướng dẫn của cấp trên để tổ chức và hướng dẫn Học sinh thực hiện. Đây là biện pháp mang tính chất quyết định, cốt lõi trong công tác giảng dạy cũng như công tác Chủ nhiệm lớp vì trong môi trường giáo dục Học sinh, giáo viên phải gần gũi, thân thiết, quan tâm nhiều đến các em để các em mạnh dạn hơn và tin tưởng đối với trường lớp và phải đảm bảo được an toàn về bản thân, không có bạo lực học đường và các tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường. Từ đó các em tích cực nhiều hơn trong học tập, các em được học tập, vui chơi một cách lành mạnh cùng với bạn bè trong lớp, trong trường. Bên cạnh đó, giáo viên cần kết hợp với Học sinh cùng nhau thực hiện việc trang trí lớp học của mình sạch đẹp, ấn tượng hơn để lôi cuốn sự thích thú của Học sinh mỗi khi đến trường và tạo cho các em có cảm nhận về ngôi trường như là ngôi nhà thứ 2 của chính các em, vì ở đó luôn luôn được sự quan tâm của thầy cô, bạn bè và an toàn.
VD : Khi đến trường giáo viên cần bày tỏ tình thương yêu, giúp đỡ Học sinh, ngăn chặn các trường hợp bạo lực học đường, phải xây dựng ở các em mối đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. Giáo viên kết hợp với học sinh cùng tham gia trang trí lớp học theo tài liêu tập huấn về Không gian phòng học một cách hợp lí, khoa học và gây được thiện cảm trước học sinh bằng hình thức treo tranh ảnh minh họa về 1 số gương mặt học sinh tiêu biểu, hay khẩu hiệu, chia góc học tập…..Hơn nữa, giáo viên có thể tham mưu cùng với BGH nhà trường cần tổ chức nhiều hơn cho các em học sinh được giao lưu, học tập lẫn nhau với các bạn trường khác hay tại ngay trong trường mình để từ đó kích thích được tinh thần thích tới trường cũng như học tập ngày càng cao hơn, đúng như khẩu hiệu “ Mỗi ngày đến trường là một niềm vui. ”
* Biện pháp thứ ba: Trao đổi thông tin hai chiều giữa Nhà trường – Gia đình.
Biện pháp này giúp cho giáo viên có được tình cảm gần gũi, thân thiết và khăng khít hơn đối với PHHS trong việc cùng giáo dục các em. Có như vậy, giáo viên mới hiểu nhiều về điều kiện hoàn cảnh gia đình học sinh, cũng như nguyện vọng, tâm lí của học sinh và của gia đình để từ đó giáo viên sẽ có những biện pháp hữu hiệu nhất tháo gỡ những khó khăn thắc mắc của học sinh. Trong quá trình trao đổi, giáo viên cần tránh một số điều mang tính chất chê bai, xúc phạm đến danh dự của các em học sinh, cũng như là có thành kiến với gia đình vì nếu không sẽ không mang lại kết quả giáo dục cho học sinh mà ngược lại còn phải chịu kết quả không tốt như có thể HS không đi học nữa. Với biện pháp này, giáo viên có thể trao đổi qua hai hình thức là bằng sổ trao đổi và qua điện thoại trực tiếp cho PHHS thường xuyên nắm bắt kịp thời tình hình học tập của con em mình trên nhà trường để các bậc phụ huynh có kế hoạch kèm, giúp đỡ các em học tập ở nhà một cách hiệu quả.
VD : Trên lớp giáo viên thường xuyên theo dõi sự tiến bộ học tập của Học sinh qua từng ngày, tuần, tháng cũng như ý thức học tập của các em để trao đổi với PHHS thường xuyên thông qua sổ trao đổi hàng tháng. Nếu có vấn đề đột xuất gì thì giáo viên phải có trách nhiệm liên lạc trực tiếp với PH bằng điện thoại hoặc xuống tận nhà, có như vậy thì PH mới tích cực hợp tác với giáo viên hơn trong việc giáo dục các em. Bởi đây là bằng chứng rõ nhất để PH thấy được sự quan tâm của giáo viên đối với Học sinh cũng giống như ngay chính người con, từ đó chắc chắn rằng kết quả giáo dục học sinh sẽ cao hơn, và học sinh cũng ngày càng nghe lời thầy cô hơn.
* Biện pháp thứ tư : Hướng dẫn – giúp đỡ Học sinh tự lập thời gian biểu học tập ở nhà.
Điều đầu tiên là giáo viên phải làm công tác khảo sát điều tra từ phía học sinh hay PH để nắm bắt thông tin về góc học tập riêng của các em ở nhà có hay không? Nếu có thì có đủ ánh sáng và đảm bảo yên tĩnh trong khi học bài không? Từ đó giáo viên cần thâm mưu cho PHHS sắp xếp cho các em học tập tại nhà phù hợp hơn. Với biện pháp này thì giáo viên sẽ hướng dẫn HS phải lập cho mình một thời gian biểu học tập ở nhà sao cho hợp lí và học ở nhà như thế nào để đạt hiệu quả cao.
VD : Học sinh có thể tham khảo mẫu thời gian biểu học tập ở nhà như sau :
+ Đối với buổi không học cả ngày :
Thời gian. Nội dung công việc.
Từ 12h đến 13h30’ Ăn cơm xong, thu dọn – ngủ trưa.
Từ 14h00’ đến 16h15’ Củng cố kiến thức sáng nay + xem trước kiến thức bài mới.
Từ 16h30’ đến 17h Giúp đỡ cha mẹ công gia đình.
Từ 17h30’ đến 19h Nghỉ ngơi, tắm rửa và ăn cơm tối + nghỉ ngơi.
Từ 19h đến 20h30’ Tiếp tục ôn lại bài cũ + chuẩn bị bài sáng mai học.
Từ 20h30’ đến 21h Nghỉ ngơi – giải trí rồi đi ngủ
+ Đối với buổi học cả ngày :
Thời gian. Nội dung công việc.
Từ 16h30’ đến 17h Nghỉ ngơi, chơi + trông em giúp mẹ.
Từ 17h30 đến 18h Giúp mẹ quét dọn nhà cửa + Tắm rửa.
Từ 18h30 đến 19h30 Ăn cơm, thu dọn và nghỉ ngơi.
Từ 19h30’ đến 20h30 Ôn lại bài cũ + xem kiến thức bài ngày mai.
Từ 20h30’ đến 21h Nghỉ ngơi – giải trí rồi đi ngủ.
III.1/ Kết luận : Trong công tác giáo dục phổ thông vấn đề về chính trị – xã hội là quan trọng nhất và mang giá trị cơ bản lâu dài nhất, mang tính quyết định đối với cuộc đời của mỗi cá nhân, mỗi con người. Đặc biệt là trong giáo dục khối Tiểu học có một tầm quan trọng mang tính quyết định đến việc hình thành nhân cách sống đối với các em, bởi vì các em ở lứa tuổi này cũng giống như một trang giấy trắng, những suy nghĩ cảu các em vẫn còn mang tính hồn nhiên, ngây thơ. Nếu chúng ta có được những phương pháp, biện pháp giáo dục cho các em thật tốt thì chắc chắn rằng các em trở thành những con người thành đạt trong tương lai, còn nếu chúng ta không có những phương pháp giáo dục đúng đắn nghiêm túc thì các em sẽ trở thành một trang giấy bị hoen ố và dơ bẩn và khó có thể thành đạt trong tương lai. Vì vậy, người giáo viên chủ nhiệm lớp trong cấp Tiểu học có một tầm ảnh hưởng không nhỏ, vị trí đặc biệt đến cuộc đời của mỗi em học sinh, cho nên phải đòi hỏi, yêu cầu giáo viên cố gắng nỗ lực phấn đấu, không ngừng học hỏi, sáng tạo mà sự sáng tạo đó phải trở nên toàn diện trong công tác giáo dục, hình thành nhân cách và kĩ năng sống cho học sinh.
Muốn làm được như vậy chỉ có những nhà giáo phải thật sự tâm huyết với nghề, thực sự thương yêu học sinh thì mới có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Như chúng ta đều được biết đến khẩu hiệu mà trường học nào cũng trang trí trước sân trường “ Tất cả vì học sinh thân yêu ”.